|
|
|
|
ĐỀ THI THỬ MÔN VĂN_PGD NHA TRANG_NĂM HỌC 2020 - 2021
ĐỀ THI THỬ MÔN VĂN_PGD NHA TRANG_NĂM HỌC 2020 - 2021:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NHA TRANG
(Đề thi có 01 trang)
|
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 13/05/2021
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
|
I. ĐỌC HIỂU (3,00 điểm)
Đọc văn bản sau:
TÔI CHỈ MUỐN TRỞ THÀNH CHÍNH TÔI
(…) Hành trình trở thành chính tôi cũng là hành trình trở nên tốt đẹp hơn, chúng ta góp nhặt trải nghiệm trong cuộc sống để tôi luyện chính mình. Hành trình ấy không đơn thuần tìm kiếm cái gì sẵn có trong mình mà là “trở thành”, trở thành phiên bản tốt đẹp hơn của bản thân, từng ngày, từng chút một. Chúng ta sống để hoàn thiện (…). Vì vậy, bài toán trở nên phức tạp hơn, “tôi chỉ muốn trở thành chính tôi thôi”, nhưng phải bảo đảm rằng cái tôi đó không phải cái tôi vị kỷ, cực đoan mà là cái tôi tốt đẹp, cái tôi đem lại giá trị tích cực cho xã hội.
Có thể nói, “tôi chỉ muốn trở thành chính tôi thôi” là hành trình không dễ dàng như người ta vẫn tưởng. Hành trình sống là hành trình chúng ta tìm kiếm chính mình, trưởng thành thành phiên bản tốt đẹp nhất của chính mình. Cuộc sống là muôn vàn lựa chọn, sẽ có lúc chúng ta đứng trước lựa chọn sống theo ý mình, hay làm theo, hay bắt chước, mỗi lựa chọn đều có cái giá của nó. Nhưng hy vọng dù chọn lựa nào, bạn cũng không bao giờ lãng quên chính mình. Hãy tỏa rạng theo cách mà bạn xứng đáng! (theo Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số tháng 9 năm 2020 - NXBGD, trang 102, 103)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra thành phần tình thái trong câu văn sau: (0,5 điểm)
Có thể nói, “tôi chỉ muốn trở thành chính tôi thôi” là hành trình không dễ dàng như người ta vẫn tưởng.
Câu 2. Câu nào trong phần trích trên nói về mục đích tốt đẹp của việc trở thành chính mình?
(0,5 điểm)
Câu 3. Theo tác giả bài viết thì hành trình “tôi chỉ muốn trở thành chính tôi thôi” sẽ gặp phải những khó khăn nào? Và vì sao đó lại là những khó khăn của hành trình ấy? (1,0 điểm)
Câu 4. Trong cuộc sống hiện tại, bản thân em sẽ làm những gì để tỏa rạng theo cách mà bạn xứng đáng? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,00 điểm)
Câu 1. (2,00 điểm): Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự tự lập trong cuộc sống.
Câu 2. (5,00 điểm): Về lời nhắn gửi thấm thía của Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng.
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr 155-156)
HẾT
- Giám thị không giải thích gì thêm.
- Họ và tên thí sinh: …………………………………… SBD: ……… /Phòng: …………………
- Giám thị 1: ………………………………… Giám thị 2: ……………………………………….
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NHA TRANG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
|
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
|
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 13/05/2021
|
A. YÊU CẦU CHUNG:
- Giám khảo cần bám sát Hướng dẫn chấm;
- Do đặc trưng bộ môn, giám khảo tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc;
- Cần linh hoạt trong biểu điểm, song tổng số điểm trong mỗi câu không thay đổi. Nếu có thay đổi thang điểm của các ý phải được thống nhất trong Hội đồng chấm;
- Cần trân trọng bài làm của thí sinh có sáng tạo, có cảm xúc riêng và thuyết phục cao;
- Điểm toàn bài theo thang điểm 10,00, giám khảo cho điểm lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
PHẦN
|
CÂU
|
NỘI DUNG
|
ĐIỂM
|
I
|
|
ĐỌC HIỂU
|
3,00
|
1
|
Thành phần tình thái trong câu văn đã cho:
|
|
Có thể ( Có thể nói)
|
0,50
|
2
|
Câu nào trong phần trích trên nói về mục đích tốt đẹp của việc trở thành chính mình?
|
|
- Câu nói về mục đích tốt đẹp của việc trở thành chính mình đó là Hành trình ấy không đơn thuần tìm kiếm cái gì sẵn có trong mình mà là “trở thành”, trở thành phiên bản tốt đẹp hơn của bản thân, từng ngày, từng chút một.
|
0,50
|
3
|
Theo tác giả bài viết thì hành trình “tôi chỉ muốn trở thành chính tôi thôi” sẽ gặp phải những khó khăn nào? Và vì sao đó lại là những khó khăn của hành trình ấy?
|
|
- Theo tác giả bài viết thì hành trình “tôi chỉ muốn trở thành chính tôi thôi” sẽ gặp phải những khó khăn đó là có lúc phải đứng trước lựa chọn sống theo ý mình, hay làm theo, hay bắt chước, mỗi lựa chọn đều có cái giá của nó.
- Những điều đã nêu trên lại là những khó khăn vì cái tôi con người chọn lựa phải bảo đảm rằng cái tôi đó không phải cái tôi vị kỷ, cực đoan mà là cái tôi tốt đẹp, cái tôi đem lại giá trị tích cực cho xã hội. Nếu chọn lựa sai thì có người sẽ không giữ được và không có được cái riêng có tốt đẹp của bản thân đem lại giá trị tích cực cho xã hội; Nếu chọn lựa mà hiểu không rõ có người sẽ có thói quen bao biện cho các tật xấu, khuyết điểm của bản thân, có khi sẽ gặp hậu quả nghiêm trọng trong cuộc sống, trong công việc, có khi lại trở thành người lập dị, không sống hòa nhập được với mọi người …
* Mỗi học sinh có nhận thức khác nhau nên giáo viên chấm bài cần linh hoạt, trân trọng những suy nghĩ tích cực của học sinh.
|
0,50
0,50
|
4
|
Trong cuộc sống hiện tại, bản thân em sẽ làm những gì để tỏa rạng theo cách mà bạn xứng đáng?
|
|
Học sinh cần nêu được những hành động đúng hướng, tích cực, phát huy được năng lực, ý thích, ước mơ… riêng có của bản thân.
- Mỗi học sinh có nhận thức khác nhau nên giáo viên chấm bài cần linh hoạt, trân trọng những suy nghĩ, hành động tích cực của học sinh.
- Giáo viên ghi 0,25 điểm với mỗi việc cụ thể đúng hướng, bám sát yêu cầu – học sinh có thể gạch đầu dòng với mỗi ý trả lời.
|
1,00
|
II
|
|
LÀM VĂN
|
7,00
|
1
|
Viết một đoạn văn bàn về ý nghĩa của sự tự lập trong cuộc sống.
|
2,00
|
a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn
- Độ dài khoảng 200 từ, bảo đảm dấu hiệu đánh dấu đoạn văn.
- Bảo đảm đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
- Bảo đảm yêu cầu hình thức của đoạn văn tổng – phân – hợp, diễn dịch, qui nạp…
|
0,25
|
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Ý nghĩa của sự tự lập trong cuộc sống.
|
0,25
|
c) Triển khai hợp lý vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, bảo đảm các ý trọng tâm sau:
- Sự tự lập trong cuộc sống cho con người biết cách tự giải quyết những khó khăn trong học tập, trong công việc; cho con người sự vững vàng, bản lĩnh và thái độ sống, suy nghĩ tích cực trước thử thách trên đường đời. Đó là điều kiện thuận lợi để đạt được những thành công trong công việc, đạt được điều mong muốn trong cuộc sống.
- Sự tự lập còn giúp con người tự hoàn thiện bản thân, nó đem đến sự tự tin cho con người trong cuộc sống và được mọi người yêu mến. Giúp chúng ta trưởng thành, bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống.
* Lưu ý:
- Không ghi điểm tối đa cả câu khi học sinh triển khai ý thành một bài văn hay viết đoạn văn quá dài so với yêu cầu 200 từ.
- Nội dung bài làm của học sinh có thể có sự lí giải khác, suy nghĩ khác với các phần ý nêu trên nhưng phù hợp và thuyết phục, giáo viên chấm bài cần ghi điểm hợp lí.
|
0,50
0,50
|
d) Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
|
0,25
|
e) Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ, có tính thuyết phục cao.
|
0,25
|
2
|
Về lời nhắn gửi thấm thía của Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng.
|
5,00
|
a) Bảo đảm cấu trúc của bài văn nghị luận
- Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai đúng và rõ về vấn đề; Kết bài tổng hợp được vấn đề
|
0,25
|
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Lời nhắn gửi thấm thía của Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng: từ thái độ đối với quá khứ và đối với chính mình, bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc về thái độ sống uống nước nhớ nguồn, lối sống ân nghĩa, chung thủy – truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
|
0,50
|
c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần bảo đảm vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng bảo đảm đúng kĩ năng phân tích tác phẩm thơ.
Bài làm của học sinh bảo đảm các ý cơ bản sau:
|
|
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Duy, tác phẩm Ánh trăng và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lời nhắn gửi thấm thía của Nguyễn Duy, từ thái độ đối với quá khứ và đối với chính mình, bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc về thái độ sống uống nước nhớ nguồn, lối sống ân nghĩa, chung thủy – truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
|
0,50
|
* Phân tích nội dung của bài thơ:
- 2 khổ thơ đầu: Ân tình sâu nặng của con người và vầng trăng trong quá khứ ( hồi nhỏ, hồi chiến tranh)
Con người gắn bó thân thiết với vầng trăng tri kỉ, cái vầng trăng tình nghĩa, sự gắn bó với quá khứ đẹp đầy ân nghĩa.
- 4 khổ thơ còn lại:
+ Cuộc sống hiện đại, nhiều tiện nghi ánh điện, cửa gương, phòng buyn-đinh dễ làm con người quên quá khứ nên vầng trăng đi qua ngõ , như người dưng qua đường (qua nghệ thuật so sánh). Và chỉ khi tình huống bất ngờ thình lình đèn điện tắt làm con người mới nhận ra đột ngột vầng trăng tròn. Điều ấy đánh thức nỗi nhớ về quá khứ gian lao, tình nghĩa.
+ Trong khoảnh khắc ngửa mặt lên nhìn mặt, niềm xúc động rưng rưng, như là đồng là bể, như là sông là rừng (qua nghệ thuật so sánh kết hợp với điệp ngữ) ùa về, đan xen với niềm day dứt. Và vầng trăng tròn vành vạnh đẹp đẽ mang ý nghĩa biểu tượng và chiều sâu triết lí: là lời nhắc nhở về sự vô tình của con người và khẳng định thiên nhiên và quá khứ nghĩa tình mãi luôn vẹn nguyên, đẹp đẽ.
+ 2 câu cuối của bài thơ: ánh trăng im phăng phắc (qua nghệ thuật nhân hóa) cùng với cái giật mình tự trách kết thúc bài thơ khắc sâu lời tự nhắc nhở lương tâm chính mình thật nghiêm khắc nhưng lại rất bao dung về thái độ sống với quá khứ - cần biết trân trọng quá khứ nghĩa tình.
|
0,50
0,50
0,50
0,50
|
* Đánh giá về lời nhắn gửi thấm thía của Nguyễn Duy trong bài thơ:
- Cái giản dị, xúc động và ám ảnh làm nên điều sâu sắc cho bài thơ. Bản thân tác giả giật mình tự trách, cách ứng xử, cách nghĩ nhân văn đó làm cho bài thơ có ý nghĩa sâu sắc vì nó đặt ra vấn đề về thái độ sống: đừng sống bội bạc, vô ơn, vô tâm.
- Lời tự vấn lương tâm của nhà thơ khơi gợi lời nhắc nhở mọi người về đạo lí Uống nước nhớ nguồn, sống ân tình, thủy chung. Truyền thống tốt đẹp ấy của dân tộc Việt Nam đã được gìn giữ và tiếp lửa qua bao năm tháng gian lao của chiến tranh, qua bao thăng trầm của thời gian, của cuộc sống.
- Từ cảm nhận riêng rất đời thường trong cuộc sống của tác giả, bài thơ chứa đựng giá trị thức tỉnh con người hướng tới những điều tốt đẹp, bình dị mà vô cùng quí giá của cuộc sống: sự chân thành và dũng cảm khi nhận ra lỗi lầm; sự thành thật với chính bản thân, thái độ trân trọng giá trị chân thực của đời sống tâm hồn.
|
0,25
0,25
0,50
|
d) Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
|
0,25
|
e) Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ, có tính thuyết phục cao.
|
0,50
|
|
|
TỔNG ĐIỂM
|
10,00
|
|
|