Lượt truy cập
Hôm nay 308
Hôm qua 770
Trong tuần 2318
Trong tháng 6066
Tất cả 73158

   
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC TUYỂN SINH NĂM 2017


I/ KẾ HOẠCH TUYỂN MỚI LỚP 10 NĂM HỌC 2017-2018

(HỆ CÔNG LẬP)

 

TT

TÊN TRƯỜNG

HỌC SINH

LỚP

 

1

 THPT Lý Tự Trọng

         630

      15

 

2

 THPT Nguyễn Văn Trỗi

         630

      15

 

3

 THPT Hà Huy Tập

         504

      12

 

4

 THPT Hoàng Văn Thụ

         756

      18

 

5

 THPT Phạm Văn Đồng

         504

      12

 

6

 THPT Tô Văn Ơn

         440

      11

 

7

 THPT Huỳnh Thúc Kháng

         480

      12

 

8

 THPT Lê Hồng Phong

         320

        8

 

9

 THPT Nguyễn Thị Minh Khai

         280

        7

 

10

 THPT Nguyễn Trãi

         560

      14

 

11

 THPT Trần Quý Cáp

         600

      15

 

12

 THPT Tôn Đức Thắng

         400

      10

 

13

 THPT Nguyễn Chí Thanh

         480

      12

 

14

 THPT Trần Cao Vân

         600

      15

 

15

 THPT Hoàng Hoa Thám

         600

      15

 

16

 THPT Nguyễn Thái Học

         600

      15

 

17

 THPT Phan Bội Châu

         600

      15

 

18

 THPT Ngô Gia Tự

         400

      10

 

19

 THPT Trần Hưng Đạo

         480

      12

 

20

 THPT Trần Bình Trọng

         520

      13

 

21

 THPT Đoàn Thị Điểm

         320

        8

 

22

 THPT Nguyễn Huệ

         440

      11

 

23

 THPT Lạc Long Quân

         350

      10

 

24

 THPT Khánh Sơn

         280

        8

 

25

 THPT chuyên Lê Quý Đôn

         245

        7

 

26

 Phổ thông DTNT Tỉnh

           70

        2

 

 T ổ n g   c  ộ n g

12.089

302

 

Ghi chú

 - Chỉ tiêu tuyển mới năm học 2017-2018 của Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi có 2 lớp tiếng Pháp (67 học sinh);

 - Năm học 2017-2018 Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn không tuyển hệ không chuyên.


II/ THÔNG TƯ 04 QUY CHẾ THI THPT QUỐC GIA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ

Thi trung học phổ thông quốc gia

và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT

ngày 25 tháng 01năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT (sau đây gọi là Quy chế thi), bao gồm: chuẩn bị cho kỳ thi; đối tượng và điều kiện dự thi; tổ chức đăng ký dự thi; trách nhiệm của thí sinh; công tác đề thi; coi thi; chấm thi; phúc khảo; chấm thẩm định; xét công nhận tốt nghiệp THPT; chế độ báo cáo và lưu trữ; thanh tra, khen thưởng, xử lý các sự cố bất thường và xử lý vi phạm.

2. Quy chế này áp dụng đối với trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục THPT hoặc chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là trường phổ thông); các sở giáo dục và đào tạo (GDĐT); các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng có nhóm ngành đào tạo giáo viên (gọi chung là trường ĐH, CĐ); các tổ chức và cá nhân tham gia kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Điều 2. Mục đích, yêu cầu

1. Thi THPT quốc gia nhằm mục đích: (i) dùng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; (ii) cung cấp thêm thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông; (iii) cung cấp dữ liệu làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

2. Thi THPT quốc gia đảm bảo các yêu cầu: nghiêm túc, khách quan, công bằng. 

Điều 3. Bài thi

Tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; viết tắt là KHTN), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT; viết tắt là KHXH).

1. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT,thí sinh học chương trình Giáo dục THPT (gọi tắt là thí sinh Giáo dục THPT)phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp;thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT (gọi tắt là thí sinh GDTX) phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập làToán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp. Để tăng cơ hội xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành, thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.

2. Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợphoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ.

Điều 4. Ngày thi, nội dung thi, lịch thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi

1. Kỳ thi THPT quốc gia (gọi tắt là kỳ thi) được tổ chức hằng năm.Ngày thi, lịch thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi được quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT.

2. Nội dung thi: Năm 2017, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình cấp THPT.

  Chương II

CHUẨN BỊ CHO KỲ THI

Điều 5. Cụm thi

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chunglà tỉnh) tổ chức một cụm thi do sở GDĐT chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tạitỉnh. Bộ GDĐT điều động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ đến các cụm thi để phối hợp tổ chức thi.

Điều 6. Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia

1. Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi quốc gia) gồm:

a) Trưởng ban: Lãnh đạo Bộ GDĐT;

b) Phó Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ GDĐT; lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD), Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục thường xuyên; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là Thứ trưởng Bộ GDĐT;

c) Uỷ viên: Lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ GDĐT và lãnh đạo Cục An ninh Chính trị nội bộ, Bộ Công an;

d) Thư ký: Cán bộ, công chức các đơn vị có liên quan thuộc Bộ GDĐT.

2. Ban Chỉ đạo thi quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia:

- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, các Hội đồng thi, các Ban thuộc Hội đồng thi và các Điểm thi; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi;

- Báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức kỳ thi.

b) Nếu phát hiện những sai phạm nghiêm trọng trong kỳ thi, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định một trong các hình thức dưới đây:

- Đình chỉ tạm thời hoạt động thi hoặc tổ chức thi lại trong Hội đồng thi hoặc trong cả nước;

- Đình chỉ hoạt động, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo Hội đồng thi và thành viên của Hội đồng thi mắc sai phạm.

c) Đề xuất Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Hội đồng chấm thẩm định, các đoàn thanh tra.

3. Thành viên Ban Chỉ đạo thi quốc gia không đến thanh tra, kiểm tra tại Hội đồng thi có cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức kỳ thi.

Điều 7. Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh

1. Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, gồm:

a) Trưởng ban: Lãnh đạo UBND tỉnh;

b) Phó Trưởng ban: Lãnh đạo Sở GDĐT; lãnh đạo trường ĐH, CĐ phối hợp; lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là Giám đốc sở GDĐT;

c) Uỷ viên: Lãnh đạo các phòng, ban liên quan của sở GDĐT, của các sở, ban, ngành và cơ quan có liên quan của tỉnh; lãnh đạo phòng, ban của trường ĐH, CĐ phối hợp;

d) Thư ký: Cán bộ, công chức, viên chức của sở GDĐT.

2. Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Chỉ đạo, kiểm tra các ban, ngành, đoàn thể có liên quan và các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thi; xem xét giải quyết các kiến nghị của Chủ tịch Hội đồng thi;

b) Báo cáo Ban Chỉ đạo thi quốc gia và Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình tổ chức thi, việc thực hiện quy chế thi ở địa phương và đề xuất xử lý các tình huống xảy ra trong tổ chức thi;

c) Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ GDĐT, các cấp có thẩm quyền khen thưởng những người có thành tích; kỷ luật những người vi phạm quy chế thi;

d) Thực hiện những quyết định có liên quan của Ban Chỉ đạo thi quốc gia;

đ) Những người có người thân dự thi tại tỉnh trong năm tổ chức kỳ thi không được tham gia Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh.

          Điều 8. Hội đồng thi

1. Giám đốc sở GDĐT ra quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi (bao gồm lãnh đạo các Ban) để thực hiện các công việc của kỳ thi. Các Ban của Hội đồng thi bao gồm: Ban Thư ký; Ban In sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi; Ban Coi thi; Ban Làm phách; Ban Chấm thi; Ban Phúc khảo; thành viên khác của các Ban do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.

a) Thành phần Hội đồng thi

- Chủ tịch: Giám đốc sở GDĐT hoặc Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền;

- Phó Chủ tịch: Lãnh đạo sở GDĐT, lãnh đạo trường ĐH, CĐ phối hợp. Trường hợp đặc biệt, Phó Chủ tịch có thể là Trưởng các phòng, ban của sở GDĐT;

- Các uỷ viên: Lãnh đạo các phòng, ban thuộc sở GDĐT; lãnh đạo phòng, ban và tương đương của trường ĐH, CĐ phối hợp; trong đó, uỷ viên thường trực là lãnh đạo Phòng Khảo thí của sở GDĐT.

Những người có người thân dự thi tại Hội đồng thi trong năm tổ chức Kỳ thi không được làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng thi và không được tham gia các Ban của Hội đồng thi.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi

- Tiếp nhận đề thi gốc từ Ban Chỉ đạo thi quốc gia; tổ chức in sao đề thi, coi thi, bảo quản bài thi, làm phách, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy định của quy chế thi; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan; tổng kết công tác thuộc phạm vi được giao; thực hiện khen thưởng, kỷ luật theo chức năng, quyền hạn và quy định của Quy chế này; thực hiện chế độ báo cáo và chuyển dữ liệu thi về Bộ GDĐT đúng thời hạn quy định;

- Chỉ đạo, xử lý các vấn đề diễn ra tại các Ban của Hội đồng thi theo Quy chế thi;

- Báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo thi quốc gia về tình hình tổ chức thi để xử lý các tình huống vượt thẩm quyền;

- Hội đồng thi sử dụng con dấu của Sở GDĐT.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thi

- Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện quy chế thi;

- Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tổ chức thi tại Hội đồng thi được giao phụ trách;

- Chỉ đạo các Ban thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Quy chế thi;

- Báo cáo kịp thời với Ban Chỉ đạo thi quốc gia về công tác tổ chức thi của Hội đồng thi; kiến nghị với Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh các giải pháp đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng thi;

- Tổ chức việc tiếp nhận và xử lý thông tin, bằng chứng về vi phạm quy chế thi theo quy định tại Điều 47 Quy chế này.

d) Phó Chủ tịch Hội đồng thi thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng thi phân công và thay mặt Chủ tịch Hội đồng thi giải quyết công việc khi được Chủ tịch Hội đồng thi uỷ quyền.

đ) Các ủy viên Hội đồng thi chấp hành phân công của lãnh đạo Hội đồng thi.

2. Ban Thư ký Hội đồng thi

a) Thành phần

- Trưởng ban: do Uỷ viên thường trực Hội đồng thi kiêm nhiệm;

  - Phó Trưởng ban: Lãnh đạo phòng, ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo trường phổ thông;

          - Các uỷ viên: Cán bộ phòng, ban, cán bộ công nghệ thông tin thuộc sở GDĐT, lãnh đạo và giáo viên trường phổ thông.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký Hội đồng thi

- Tiếp nhận dữ liệu thi do Bộ GDĐT chuyển giao, lập danh sách thí sinh dự thi, xếp phòng thi;

- Nhận bài thi tự luận và Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) từ Ban Coi thi, bảo quản bài thi tự luận và Phiếu TLTN;

- Bàn giao bài thi tự luận cho Ban Làm phách;

- Nhận bài thi tự luận đã làm phách từ Ban Làm phách, bảo quản bài thi;

- Bàn giao bài thi tự luận đã làm phách và Phiếu TLTN cho Ban Chấm thi và thực hiện các công tác nghiệp vụ liên quan;

- Quản lý các tài liệu liên quan tới bài thi tự luận và Phiếu TLTN. Lập biên bản xử lý điểm bài thi (nếu có);

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.

c) Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công tác của Ban Thư ký.

d) Phó Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi giúp Trưởng ban tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc khi được Trưởng ban uỷ quyền.

đ) Các ủy viên Ban Thư ký Hội đồng thi chấp hành phân công của lãnh đạo Ban Thư ký Hội đồng thi.

e) Ban Thư ký Hội đồng thi chỉ được tiến hành công việc liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 2 uỷ viên của Ban Thư ký trở lên.

3. Ban Làm phách

a) Thành phần

- Trưởng ban: do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;

- Phó Trưởng ban: Lãnh đạo phòng, ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo trường phổ thông;

- Các uỷ viên: Cán bộ, chuyên viên các phòng, ban thuộc sở GDĐT, lãnh đạo, giáo viên trường phổ thông, cán bộ bảo vệ, công an, y tế, phục vụ.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Làm phách

- Làm phách bài thi tự luận theo quy định;

- Bàn giao bài thi đã làm phách cho Ban Thư ký Hội đồng thi và thực hiện các công tác nghiệp vụ liên quan;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.

c) Trưởng ban Làm phách chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công tác của Ban Làm phách.

d) Phó Trưởng ban Làm phách giúp Trưởng ban tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc khi Trưởng ban uỷ quyền.

đ) Các ủy viên Ban Làm phách chấp hành phân công của lãnh đạo Ban Làm phách.

e) Ban Làm phách làm việc độc lập với các Ban khác của Hội đồng thi, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng thi; chỉ được tiến hành công việc liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 2 uỷ viên của Ban Làm phách trở lên. Những người trong Ban Làm phách không được tham gia Ban Chấm thi, Ban Phúc khảo.

Điều 9. Lập danh sách thí sinh dự thi và sắp xếp phòng thi

1. Lập danh sách thí sinh dự thi

a) Mỗi Hội đồng thi có một mã riêng và được thống nhất trong toàn quốc. Ở mỗi Hội đồng thi việc lập danh sách thí sinh dự thi cho từng Điểm thi được thực hiện như sau:

- Lập danh sách tất cả thí sinh dự thi tại Điểm thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh để gán số báo danh;

- Lập danh sách thí sinh theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh theo từng bài thi hoặc môn thi thành phần của bài thi tổ hợp (KHTN hoặc KHXH) để xếp phòng thi.

b) Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất. Số báo danh của thí sinh gồm mã của Hội đồng thi có 2 chữ số và 06 chữ số tiếp theo được đánh tăng dần, liên tục từ 000001 đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, đảm bảo không có thí sinh trùng số báo danh.

2. Xếp phòng thi

a) Phòng thi được xếp theo bài thi, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh, trong phòng thi phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 02 thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang. Riêng phòng thi cuối cùng của buổi thi Ngoại ngữ ở mỗi Điểm thi được xếp các thí sinh dự thi Ngoại ngữ khác nhau, nhưng phải thu bài riêng theo từng bài thi Ngoại ngữ.

Thí sinh tự do được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số Điểm thi do Giám đốc sở GDĐT quyết định. Thí sinh GDTX được bố trí phòng thi riêng khi dự thi bài thi KHXH.

b) Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần;

c) Trong mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh;

d) Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và quy định trách nhiệm thí sinh theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.

Điều 10. Sử dụng công nghệ thông tin

1. Thống nhất sử dụng phần mềm quản lý thi do Bộ GDĐT cung cấp; thiết lập hệ thống trao đổi thông tin về kỳ thi chính xác, cập nhật giữa trường phổ thông với sở GDĐT, giữa sở GDĐT với Bộ GDĐT; thực hiện đúng quy trình, cấu trúc, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thiTHPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT.

2. Hội đồng thi có bộ phận chuyên trách sử dụng máy tính và phần mềm quản lý thi; có địa chỉ thư điện tử và số điện thoại đăng ký với Bộ GDĐT.

3. Bố trí tại mỗi Điểm thi 01 điện thoại cố định dùng để liên hệ với Hội đồng thi; ở những Điểm thi không thể bố trí được điện thoại cố định thì bố trí 01 điện thoại di động đặt cố định tại phòng trực của Điểm thi. Mọi cuộc liên lạc trong thời gian thi đều phải bật loa ngoài và nghe công khai. Trong trường hợp cần thiết, có thể bố trí máy tính tại phòng trực của Điểm thi và đảm bảo máy tính chỉ được nối mạng khi chuyển báo cáo nhanh cho Hội đồng thi.

4. Không được mang và sử dụng các thiết bị thu, phát thông tin trong khu vực coi thi, chấm thi, phúc khảo (trừ quy định tại khoản 3 Điều này).

Điều 11. Quản lý và sử dụng dữ liệuthi

1. Các Hội đồng thi công bố kết quả thi sau khi chuyển dữ liệu kết quả thi về Bộ GDĐT và hoàn thành việc đối chiếu giữa dữ liệu kết quả thi gửi về Bộ GDĐT với dữ liệu kết quả thi lưu tại Hội đồng thi.

2. Bộ GDĐT chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu thi của thí sinh; các sở GDĐT sử dụng dữ liệu thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; các trường ĐH, CĐ sử dụng dữ liệu thi để tuyển sinh.

Chương III

ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI;

TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ DỰ THI; TRÁCH NHIỆM CỦA THÍ SINH

Điều 12. Đối tượng và điều kiện dự thi

1. Đối tượng dự thi

a) Người đã học hết chương trình THPT hoặc chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT) trong năm tổ chức kỳ thi;

b) Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (gọi chung là thí sinh tự do).

2. Điều kiện dự thi

a) Các đối tượng dự thi không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn.

b) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải đảm bảo thêm các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn ở GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.

c) Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn phải đảm bảo các điều kiện:

- Đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS);

- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm đủ điều kiện về học lực theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận không vi phạm pháp luật.

3. Hiệu trưởng trường THPT, Giám đốc Trung tâm GDTX (gọi chung là Hiệu trưởng trường phổ thông) hoặc nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi; chậm nhất trước ngày thi 20 ngày phải thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 13. Tổ chức đăng ký dự thi      

1. Nơi đăng ký dự thi

a) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12;

b) Thí sinh tự do đăng ký tại địa điểm do sở GDĐT quy định. Đơn vị nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 54 Quy chế này.

2. Đăng ký dự thi

a) Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn đăng ký dự thi, thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển hồ sơ, dữ liệu đăng ký dự thi cho sở GDĐT;

b) Sở GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ GDĐT;

c) Bộ GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi toàn quốc.

3. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT

a) Đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này:

- 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

- Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao);

- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú;

- 02 ảnh cỡ 4x6 cm, 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

b) Thí sinh tự do, ngoài các hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này phải có thêm:

- Giấy khai sinh (bản sao);

- Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú theo nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12;

- Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này;

- Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp (bản sao);

- Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

4. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT

a) 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

b) Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao);

c) 02 ảnh cỡ 4x6 cm, 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

5. Thời gian nộp Phiếu đăng ký dự thi được quy định trong hướng dẫn tổ chức thiTHPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT.

Khi hết hạn nộp Phiếu đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Trưởng Điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.

6. Hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT được thí sinh hoàn thiện và nộp tại nơi đăng ký dự thi theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT.

Điều 14. Trách nhiệm của thí sinh

1. Đăng ký dự thi theo quy định tại Điều 13 Quy chế này và theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT. 

2. Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi:

a) Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân (gọi chung là Giấy chứng minh nhân dân)và nhận Thẻ dự thi;

b) Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo cáo ngay cho cán bộ của Điểm thi để xử lý kịp thời;

c) Trường hợp bị mất Giấy chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.

3. Mỗi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi (CBCT). Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.

4. Khi vào phòng thi, phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Trình Thẻ dự thi cho CBCT;

b) Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ (theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT);Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì); các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác;

c) Không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xoá, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.

5. Trong phòng thi, phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;

b) Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp;

c) Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhoè, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 10 phút sau khi phát đề;

d) Không được trao đổi, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi. Muốn phát biểu phải giơ tay để báo cáo CBCT. Khi được phép nói, thí sinh đứng trình bày công khai với CBCT ý kiến của mình;

đ) Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì trừ vẽ đường tròn bằng compa và tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một thứ mực (không được dùng mực màu đỏ);

e) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay;

          g) Bảo quản bài thi nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng. Nếu phát hiện có người khác xâm hại đến bài thi của mình phải báo cáo ngay cho CBCT để xử lý;

          h) Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi. Thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm);

i) Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2 phần 3 thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi;

k) Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát; trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng thi và khu vực thi của thí sinh do Trưởng Điểm thi quyết định.

6. Khi dự thi các môn trắc nghiệm, ngoài các quy định tại khoản 5 Điều này, thí sinh phải tuân thủ các quy định dưới đây:

a) Phải làm bài thi trên Phiếu TLTN được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT. Chỉ được tô bằng bút chì đen các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô mà mình lựa chọn;

b) Điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên Phiếu TLTN, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủ phần số (kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi;

c) Khi nhận đề thi cần lưu ý: Các môn thi thành phần trong mỗi bài thi KHTNhoặc KHXH có cùng một mã đề thi, nếu không cùng mã đề thi, thí sinh phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 10 phút sau khi thí sinh nhận đề thi. Phải để đề thi dưới tờ Phiếu TLTN; không được xem nội dung đề thi khi CBCT chưa cho phép;

d) Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo có đủ số lượng câu hỏi như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi;

đ) Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài. Khi hết giờ làm bài, phải nộp Phiếu TLTN cho CBCT và ký tên vào hai Phiếu thu bài thi;

e) Chỉ được rời phòng thi sau khi CBCT đã kiểm đủ số Phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép ra về.

7. Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của CBCT.

Chương IV

CÔNG TÁC ĐỀ THI

Điều 15. Yêu cầu đối với đề thi

1. Đề thi của kỳ thi THPT quốc gia phải đạt các yêu cầu dưới đây:

a) Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;

b) Đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH, CĐ);

c) Đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng; 

d) Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp;

đ) Đề thi phải ghi rõ có chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề và phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên).

2. Trong một kỳ thi, mỗi bài thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này; mỗi đề thi có hướng dẫn chấm, đáp án kèm theo.

Điều 16. Khu vực làm đề thi và các yêu cầu bảo mật

1. Đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm chưa công bố thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật”. Riêng đề thi dự bị môn tự luận chưa sử dụng được giải mật sau khi kết thúc kỳ thi.

2. Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi cho đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng cháy, chữa cháy.

3. Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi thì các thành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loa ngoài, có ghi âm dưới sự giám sát của cán bộ bảo vệ, công an.

Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vực cách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau thời gian thi môn cuối cùng. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cách ly dưới sự giám sát của công an.

4. Phong bì chứa đề thi để giao, nhận, vận chuyển đề thi từ nơi làm đề thi ra bên ngoài phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn và dấu niêm phong. Nội dung in trên phong bì phải theo quy định của Bộ GDĐT.

5. Toàn bộ quá trình giao nhận, vận chuyển đề thi phải được công an giám sát; các phong bì chứa đề thi phải được đựng an toàn trong các thùng có khoá và được niêm phong trong quá trình giao nhận, vận chuyển.

6. Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly sau thời gian thi môn cuối cùng.

Điều 17. Hội đồng ra đề thi

1. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi kỳ thi THPT quốc gia (gọi tắt là Hội đồng ra đề thi).

2. Thành phần Hội đồng ra đề thi

a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục KTKĐCLGD;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Cục trưởng Cục KTKĐCLGD, lãnh đạo các đơn vị khác thuộc Bộ GDĐT và lãnh đạo các phòng, trung tâm thuộc Cục KTKĐCLGD;

c) Ủy viên, thư ký: Cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; cán bộ kỹ thuật phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi hỗ trợ cho Hội đồng ra đề thi về phần mềm và máy tính làm việc trong khu vực cách ly; trong đó, ủy viên thường trực là cán bộ thuộc Cục KTKĐCLGD;

d) Các cán bộ soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là giảng viên các trường ĐH, CĐ, nghiên cứu viên các viện nghiên cứu, giáo viên trường phổ thông.Mỗi môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Trưởng môn đề thi và các cán bộ soạn thảo đề thi;

đ) Lực lượng bảo vệ: Cán bộ do Bộ Công an và Bộ GDĐT điều động.

Những người có người thân dự thi trong năm tổ chức thi không được tham gia Hội đồng ra đề thi.

3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng ra đề thi

a) Các tổ ra đề thi và các thành viên khác của Hội đồng ra đề thi làm việc độc lập và trực tiếp với lãnh đạo Hội đồng ra đề thi; người được giao nhiệm vụ nào, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó, không được tham gia các nhiệm vụ khác;

b) Mỗi thành viên của Hội đồng ra đề thi phải chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung, đảm bảo bí mật, an toàn của đề thi theo đúng chức trách của mình và theo nguyên tắc bảo vệ bí mật quốc gia.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng ra đề thi

a) Tổ chức soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh các đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi của đề chính thức và đề dự bị;

b) In sao đề thi đúng quy định, đủ số lượng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo thi quốc gia; đóng gói, bảo quản đề thi và bàn giao đề thi cho Ban Chỉ đạo thi quốc gia;

c) Đảm bảo tuyệt đối bí mật, an toàn của đề thi và hướng dẫn chấm thi trong khu vực ra đề thi từ lúc bắt đầu soạn thảo đề thi cho đến hết thời gian thi của môn cuối cùng của kỳ thi.

 5. Chủ tịch Hội đồng ra đề thi chịu trách nhiệm:

a) Tổ chức điều hành toàn bộ công tác ra đề thi và bàn giao đề thi cho Ban Chỉ đạo thi quốc gia; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GDĐT về công tác đề thi;

b) Xử lý các tình huống bất thường về đề thi;

c) Đề nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên Hội đồng ra đề thi.

6. Các thành viên của Hội đồng ra đề thi thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi.

7. Quy trình ra đề thi

a) Đề thi (tự luận) đề xuất và câu trắc nghiệm thuộc Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa là căn cứ quan trọng cho Hội đồng ra đề thi;

b) Đề thi (tự luận) đề xuất do một số chuyên gia khoa học, giảng viên, giáo viên có uy tín và năng lực khoa học ở một số cơ sở giáo dục đại học và trường phổ thông đề xuất theo yêu cầu của Bộ GDĐT. Đề thi đề xuất và danh sách người ra đề thi đề xuất phải được giữ bí mật tuyệt đối;

c) Các đề thi đề xuất do chính người ra đề thi đề xuất niêm phong và gửi về địa chỉ được ghi trong công văn đề nghị;

d) Soạn thảo đề thi, thẩm định, tinh chỉnh: Căn cứ yêu cầu của đề thi, mỗi Tổ ra đề thi có trách nhiệm soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi (chính thức và dự bị) cho một bài thi/môn thi. Việc soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án và hướng dẫn chấm thi phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 15 của Quy chế này;

đ) Phản biện đề thi:

- Sau khi soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh, các đề thi được tổ chức phản biện. Các cán bộ phản biện đề thi có trách nhiệm đọc và đánh giá đề thi theo các yêu cầu quy định tại Điều 15 của Quy chế này; đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết;

- Ý kiến đánh giá của các cán bộ phản biện đề thi là một căn cứ giúp Chủ tịch Hội đồng ra đề thi trong việc quyết định duyệt đề thi;

e) Đối với đề thi trắc nghiệm:

- Cán bộ Hội đồng ra đề thi rút các đề thi trắc nghiệm từ Ngân hàng câu hỏi thi;

- Trưởng môn đề thi của từng môn thi phân công các thành viên trong Tổ ra đề thẩm định từng đề thi trắc nghiệm theo đúng yêu cầu về nội dung đề thi được quy định tại Điều 15 của Quy chế này;

- Tổ ra đề làm việc chung, lần lượt tinh chỉnh từng câu trắc nghiệm trong từng đề thi; sau khi tinh chỉnh lần cuối, Trưởng môn đề thi ký tên vào các đề thi và bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng ra đề thi;

- Cán bộ Hội đồng ra đề thi thực hiện khâu trộn đề thi thành nhiều phiên bản khác nhau;

- Tổ ra đề rà soát từng phiên bản của đề thi, đáp án và ký tên vào từng phiên bản của đề thi;

g) Người ra đề thi đề xuất và những người khác tiếp xúc với đề thi đề xuất và đề thi trắc nghiệm lấy từ Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phải giữ bí mật tuyệt đối các đề thi đề xuất và câu hỏi thi trắc nghiệm, không được phép công bố dưới bất kỳ hình thức nào, trong bất cứ thời gian nào.

Điều 18. In sao, vận chuyển và bàn giao đề thi tại Hội đồng thi

1. In sao đề thi

a) Thành phần Ban In sao đề thi gồm:

- Trưởng ban In sao đề thi do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;

- Các Phó Trưởng ban: Lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo các phòng, ban thuộc sở GDĐT;

- Ủy viên và thư ký: Các cán bộ, công chức, viên chức của các phòng, ban có liên quan thuộc sở GDĐT và giáo viên trường phổ thông; 

- Lực lượng bảo vệ: Cán bộ công an, bảo vệ.

b) Ban In sao đề thi làm việc tập trung theo nguyên tắc cách ly triệt để từ khi mở niêm phong đề thi đến hết thời gian thi bài thi cuối cùng của kỳ thi.

c) Trưởng ban In sao đề thi chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng thi và trước pháp luật về các công việc dưới đây:

- Tiếp nhận đề thi gốc, tổ chức in sao đề thi, bảo quản và chuyển giao đề thi đã in sao cho Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi của Hội đồng thi với sự chứng kiến của Uỷ viên thư ký Hội đồng thi, cán bộ công an được cử giám sát, bảo vệ đề thi;

- Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, ra quyết định hoặc đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên Ban In sao đề thi.

d) Việc in sao đề thi thực hiện theo quy trình dưới đây:

- Đọc soát đề thi gốc, kiểm tra kỹ bản in sao thử, so sánh với bản đề thi gốc trước khi in sao. Trường hợp phát hiện sai sót hoặc có nội dung còn nghi vấn trong đề thi gốc phải báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng thi để đề nghị Ban Chỉ đạo thi quốc gia xử lý;

- Kiểm soát chính xác số lượng thí sinh của từng phòng thi, địa điểm thi, môn thi để tổ chức phân phối đề thi, ghi tên địa điểm thi, phòng thi, môn thi và số lượng đề thi vào từng phong bì chứa đề thi, quy định tại khoản 4 Điều 16 Quy chế này trước khi đóng gói đề thi;

- In sao đề thi lần lượt cho từng môn thi; in sao xong, niêm phong đóng gói theo phòng thi, thu dọn sạch sẽ, sau đó mới chuyển sang in sao đề thi của môn tiếp theo. Trong quá trình in sao phải kiểm tra chất lượng bản in sao; các bản in sao thử và hỏng phải được thu lại, bảo quản theo chế độ tài liệu mật;

- Đóng gói đúng số lượng đề thi, đúng môn thi ghi ở phong bì chứa đề thi, đủ số lượng đề thi cho từng Điểm thi, từng phòng thi. Mỗi môn thi ở Điểm thi phải có 01 phong bì chứa đề thi dự phòng (đủ các mã đối với đề thi trắc nghiệm). Sau khi đóng gói xong đề thi từng môn, Trưởng ban In sao đề thi quản lý các bì đề thi; kể cả các bản in thừa, in hỏng, mờ, xấu, rách, bẩn đã bị loại ra.

2. Vận chuyển, bàn giao đề thi

a) Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; các ủy viên của Ban và cán bộ công an giám sát do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.

b) Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi thực hiện nhiệm vụ nhận đề thi từ Ban In sao đề thi, bảo quản, vận chuyển, phân phối đề thi đến các Điểm thi.

c) Đề thi phải bảo quản trong hòm, tủ hay két sắt được khóa, niêm phong và bảo vệ 24 giờ/ngày; chìa khóa do Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi giữ.

d) Có biên bản giao nhận đề thi giữa Ban In sao đề thi với Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi, giữa Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi với lãnh đạo Điểm thi.

Điều 19. Bảo quản và sử dụng đề thi tại Điểm thi

1. Đề thi tại Điểm thi do Trưởng Điểm thi bảo quản trong hòm, tủ hay két sắt được khóa, niêm phong và bảo vệ 24 giờ/ngày; chìa khóa do Trưởng Điểm thi giữ.

2. Khu vực bảo quản đề thi, bài thi tự luận, Phiếu TLTN có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.

3. Chỉ được mở túi đựng đề thi và phát đề thi cho thí sinh tại phòng thi đúng thời điểm và đúng môn thi theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT.

4. Đề thi dự bị chỉ sử dụng trong trường hợp có sự cố bất thường quy định tại Điều 46 Quy chế này.

Chương V

COI THI

Điều 20.Ban Coi thi

1. Thành phần Ban Coi thi gồm:

a) Trưởng ban: do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;

b) Phó Trưởng ban: Lãnh đạo sở GDĐT, lãnh đạo trường ĐH, CĐ phối hợp. Trường hợp đặc biệt, Phó Trưởng ban có thể là Trưởng các phòng, ban thuộc sở GDĐT, Hiệu trưởng các trường phổ thông; Trưởng các phòng, ban hoặc tương đương của trường ĐH, CĐ phối hợp; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở hoặc Trưởng Phòng Khảo thí của sở GDĐT;

c) Các uỷ viên và thư ký: Lãnh đạo, chuyên viên các phòng, ban thuộc sở GDĐT, giáo viên trường phổ thông; lãnh đạo và chuyên viên các phòng, ban và tương đương của trường ĐH, CĐ phối hợp;

d) CBCT: Mỗi phòng thi có hai CBCT, gồm: Giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh; giảng viên, chuyên viên các phòng, ban và tương đương của trường ĐH, CĐ phối hợp;

đ) Cán bộ giám sát, trật tự viên, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ, công an (nơi cần thiết có thể thêm một số kiểm soát viên quân sự);

e) Chủ tịch Hội đồng thi căn cứ số lượng thí sinh đăng ký dự thi tại cụm và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để quyết định thành lập các Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác đáp ứng được các yêu cầu tổ chức thi. Mỗi Điểm thi có Trưởng Điểm thi, các Phó Trưởng Điểm thi và thư ký do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định để điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Điểm thi; trong đó, có một Phó Trưởng Điểm thi là người của trường ĐH, CĐ phối hợp. CBCT không được làm nhiệm vụ tại Điểm thi có người thân dự thi.

2. Trưởng ban Coi thi chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Hội đồng thi, quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi.

3. Phó Trưởng ban Coi thi, Trưởng Điểm thi thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng ban Coi thi; Phó Trưởng Điểm thi thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng Điểm thi.

4. CBCT, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác của Ban Coi thi chấp hành sự phân công của Trưởng ban Coi thi, thực hiện đúng các quy định của quy chế thi; khi làm nhiệm vụ tại Điểm thi phải tuân thủ sự điều hành của Trưởng Điểm thi.

Điều 21.Làm thủ tục dự thi cho thí sinh

1. Căn cứ dữ liệu thí sinh đăng ký dự thiBan Thư ký Hội đồng thi hoàn thành danh sách thí sinh (kể cả Danh sách ảnh của thí sinh) của từng phòng thi; làm Thẻ dự thi; xác định địa điểm làm thủ tục dự thi cho thí sinh.

2. Trong ngày làm thủ tục dự thi, Trưởng Điểm thi phân công cán bộ hướng dẫn thí sinh làm thủ tục dự thi, phổ biến quy chế thi; ghi xác nhận những sai sót về họ, tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực của thí sinh và chuyển những thông tin này cho Ban Thư ký Hội đồng thi xem xét, cập nhật vào phần mềm quản lý thi.

Điều 22. Trách nhiệm của cán bộ coi thi và của các thành viên khác trong Ban Coi thi

1. Cán bộ coi thi

a) Phải có mặt đúng giờ tại Điểm thi để làm nhiệm vụ. Trong khi thực hiện nhiệm vụ coi thi, không được mang các thiết bị thu phát thông tin; không được làm việc riêng, không được hút thuốc, không được sử dụng các loại đồ uống có cồn;

b) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất gọi tên thí sinh vào phòng thi, CBCT thứ hai dùng Thẻ dự thi và Danh sách ảnh của thí sinh để đối chiếu, nhận diện thí sinh; hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định và kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi mọi tài liệu và vật dụng cấm theo quy định tại Điều 14 Quy chế này;

c) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất đi nhận đề thi, CBCT thứ hai nhắc nhở thí sinh những điều cần thiết về kỷ luật phòng thi; ghi rõ họ tên và ký tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp đủ để phát cho thí sinh (không ký thừa); hướng dẫn và kiểm tra thí sinh gấp giấy thi đúng quy cách, ghi số báo danh và điền đủ thông tin thí sinh vào các mục cần thiết của giấy thi trước khi làm bài;

d) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất giơ cao phong bì đề thi để thí sinh thấy rõ cả mặt trước và mặt sau còn nguyên nhãn niêm phong, yêu cầu hai thí sinh chứng kiến và ký vào biên bản xác nhận bì đề thi còn nguyên nhãn niêm phong; mở bì đựng đề thi, kiểm tra số lượng đề thi, nếu thừa, thiếu hoặc lẫn đề khác, cần báo ngay cho Trưởng Điểm thi xử lý; phát đề thi cho từng thí sinh;

đ) Khi thí sinh bắt đầu làm bài, CBCT thứ nhất đối chiếu ảnh trong Thẻ dự thi và Danh sách ảnh của thí sinh với thí sinh để nhận diện thí sinh, ghi rõ họ tên và ký vào các tờ giấy thi, giấy nháp của thí sinh; CBCT thứ hai bao quát chung. Trong giờ làm bài, một CBCT bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, CBCT còn lại bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi; CBCT không được đứng gần thí sinh, giúp đỡ thí sinh làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào; chỉ được trả lời công khai các câu hỏi của thí sinh trong phạm vi quy định.

Việc CBCT ký và ghi họ tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp phát bổ sung cho thí sinh được thực hiện theo quy trình quy định tại điểm c, điểm đ khoản 1 Điều này;

e) CBCT phải bảo vệ đề thi trong giờ thi, không để lọt đề thi ra ngoài phòng thi. Sau khi tính giờ làm bài 15 phút (đối với bài thi độc lập và đối với mỗi môn thành phần trong bài thi tổ hợp), CBCT nộp các đề thi thừa đã được niêm phong cho người được Trưởng Điểm thi phân công; 

g) Chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất sau 2 phần 3 thời gian làm bài (đối với bài thi tự luận), sau khi thí sinh đã nộp bài làm, đề thi và giấy nháp. Nếu thí sinh nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì CBCT phải báo cho cán bộ giám sát phòng thi để giải quyết;

h) Nếu có thí sinh vi phạm kỷ luật thì CBCT phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định. Nếu có tình huống bất thường phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi;

i) Trước khi hết giờ làm bài 15 phút (đối với bài thi độc lập và đối với mỗi môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp), CBCT thông báo thời gian còn lại cho thí sinh biết;

k) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, CBCT thứ nhất phải yêu cầu thí sinh ngừng làm bài và tiến hành thu bài, kể cả bài thi của thí sinh đã bị lập biên bản; CBCT thứ hai duy trì trật tự và kỷ luật phòng thi; CBCT thứ nhất vừa gọi tên từng thí sinh lên nộp bài vừa nhận bài thi của thí sinh. Khi nhận bài, phải đếm đủ số tờ giấy thi của thí sinh đã nộp, yêu cầu thí sinh tự ghi đúng số tờ và ký tên vào các Phiếu thu bài thi. Thu xong toàn bộ bài thi mới cho phép các thí sinh rời phòng thi;

l) Các CBCT kiểm tra sắp xếp bài thi theo thứ tự tăng dần của số báo danh. Các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phải kèm theo bài thi của thí sinh. CBCT thứ nhất trực tiếp mang túi bài thi, cùng CBCT thứ hai đến bàn giao bài thi cho thư ký của Điểm thi ngay sau mỗi buổi thi. Mỗi túi bài thi phải được kiểm tra công khai và đối chiếu số bài và số tờ của từng bài kèm theo, Phiếu thu bài thi và các biên bản xử lý kỷ luật cùng tang vật (nếu có);

m) Sau khi bàn giao xong, túi đựng bài thi, phiếu thu bài của từng phòng thi được thư ký của Điểm thi cùng hai CBCT niêm phong tại chỗ. Mỗi túi bài thidán 3 nhãn niêm phong vào chính giữa 3 mép dán, hai CBCT ký giáp lai giữa nhãn niêm phong và túi đựng bài thi. Thư ký của Điểm thi và hai CBCT ghi rõ họ tên và ký vào biên bản bàn giao;

n) Khi coi thi các bài thi trắc nghiệm, ngoài trách nhiệm được quy định tại các điểm trong khoản này, CBCT phải thực hiện các công việc sau:

- Nhận Phiếu TLTN, ký tên vào Phiếu TLTN;

- Phát Phiếu TLTN và hướng dẫn thí sinh điền đủ thông tin vào các mục trên Phiếu TLTN;

- Phát đề thi cho thí sinh; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; các môn thi thành phần trong mỗi bài thi KHTN, KHXH có cùng một mã đề thi. Khi phát đề thi, yêu cầu thí sinh kiểm tra mã đề thi đảm bảo chính xác, để đề thi dưới Phiếu TLTN và không được xem nội dung đề thi. Khi thí sinh cuối cùng đã nhận được đề thi thì cho phép thí sinh lật đề thi lên và ghi, tô mã đề thi vào Phiếu TLTN, ghi mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi;

- Đối với bài thi tổ hợp, thí sinh làm bài thi trên cùng một Phiếu TLTN. Đề thi các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp được phát lần lượt theo từng môn thi thành phần để thísinh làm bài trong thời gian quy định; ngay khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần nào thì thu đề thi và giấy nháp của thí sinh thi môn thi đó, đồng thời phát đề thi của môn thi thành phần kế tiếp theo đúng lịch thi đã quy định. Không thu lại đề thi, giấy nháp của thí sinh thi môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp vàcủa thí sinh thi các bài thi khác của kỳ thi;

- Không thu Phiếu TLTN trước khi hết giờ làm bài. Khi thu Phiếu TLTN phải kiểm tra việc ghi và tô mã đề thi vào Phiếu TLTN của thí sinh (mã đề thi đã ghi, tô trên Phiếu TLTN và ghi trên Phiếu thu bài thi phải giống với mã đề thi ghi trên tờ đề thi của thí sinh);

- Bàn giao cho lãnh đạoĐiểm thi (hoặc cán bộ được lãnh đạo Điểm thi ủy quyền)túi bài thi chứa toàn bộ Phiếu TLTN đã được sắp xếp theo số báo danh từ nhỏ đến lớn và một bản Phiếu thu bài thi đã điền mã đề thi và có đủ chữ ký thí sinh dự thi. Một bản Phiếu thu bài thi còn lại để bên ngoài túi bài thi được bàn giao cho lãnh đạo Điểm thi.

2. Hoạt động giám sát thi

a) Trưởng Điểm thi bố trí cán bộ giám sát phòng thi; đảm bảo mỗi cán bộ giám sát không quá 7 phòng thi. Riêng các phòng thi cho thí sinh dự thi 1 môn hoặc 2 môn thành phần của bài thi tổ hợp thì mỗi cán bộ giám sát không quá 3 phòng thi.

b) Cán bộ giám sát là cán bộ của sở GDĐT; cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ; cán bộ, giáo viên trường phổ thông, có kinh nghiệm trong công tác tổ chức thi, nắm vững quy chế thi.

c) Cán bộ giám sát thi có trách nhiệm:

- Giám sát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của CBCT, các thành viên khác tại khu vực được phân công; giám sát thí sinh được CBCT cho phép ra ngoài phòng thi;

- Kịp thời nhắc nhở CBCT, trật tự viên, công an, nhân viên y tế và lập biên bản nếu các đối tượng trên vi phạm quy chế thi;

- Kiến nghị Trưởng Điểm thi đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ hoặc thay đổi CBCT, trật tự viên, công an, nhân viên y tế nếu có vi phạm;

- Yêu cầu CBCT lập biên bản thí sinh vi phạm quy chế thi (nếu có);

- Phối hợp với các đoàn thanh tra thi trong việc thanh tra, xử lý vi phạm.

3. Trật tự viên, công an (và kiểm soát quân sự, nếu có)

a) Người được phân công bảo vệ khu vực nào có trách nhiệm giữ gìn trật tự an ninh tại khu vực đó, không được sang các khu vực khác;

b) Không để bất kỳ người nào không có trách nhiệm vào khu vực mình phụ trách. Không bỏ vị trí, không làm việc riêngtrong khi làm nhiệm vụ. Không được vào phòng thi; không được trao đổi với thí sinh;

c) Báo cáo Trưởng Điểm thi về các tình huống xảy ra trong thời gian thi để kịp thời xử lý;

d) Công an được cử đến hỗ trợ Hội đồng thi còn có nhiệm vụ áp tải, bảo vệ an toàn đề thi và bài thi.

4. Nhân viên y tế

a) Có mặt thường xuyên trong suốt thời gian thi tại địa điểm do Hội đồng thi quy định để xử lý các trường hợp thí sinh đau ốm;

b) Khi Trưởng Điểm thi thông báo có thí sinh đau ốm bất thường trong thời gian thi, phải kịp thời điều trị hoặc cho đi bệnh viện cấp cứu, nếu cần thiết (có cán bộ giám sát và công an đi cùng);

c) Nghiêm cấm việc lợi dụng khám chữa bệnh tại chỗ để có những hành vi vi phạm quy chế thi.                                                                                       

Chương VI

CHẤM THI

Điều 23.Khu vực chấm thi

1. Việc chấm thi tại mỗi Hội đồng thi được thực hiện tại 1 khu vực. Khu vực chấm thi bao gồm nơi chấm thi, nơichấm kiểm tra,nơi xử lý bài thi trắc nghiệmvà nơi bảo quản bài thi được bố trí gần nhau, có lực lượng bảo vệ 24 giờ/ngày, có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

2. Phòng chứa bài thi, tủ, thùng hoặc các thiết bị đựng bài thi phải được khoá và niêm phong; chìa khóa do Trưởng ban Thư ký giữ; khi đóng, mở phải có sự chứng kiến của công an và ủy viên Ban Thư ký Hội đồng thi.

3. Tuyệt đối không được mang các phương tiện thu phát thông tin, sao chép tài liệu, giấy tờ riêng, bút xóa, bút chì và các loại bút không nằm trong quy định của Ban Chấm thi khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi.

Điều 24. Ban Chấm thi

1. Thành phần Ban Chấm thi gồm:

a) Trưởng ban: do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;

b) Phó Trưởng ban: Lãnh đạo sở GDĐT; lãnh đạo các phòng, ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo các trường phổ thông; lãnh đạo phòng, ban và tương đương của trường ĐH, CĐ phối hợp; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo Phòng Khảo thí của sở GDĐT;

c) Các uỷ viên gồm Trưởng môn chấm thi và cán bộ chấm thi (CBChT) là cán bộ, giáo viên trường phổ thông và giảng viên trường ĐH, CĐ (nếu cần thiết). Mỗi môn thi phải có ít nhất 3 CBChT.

CBChT phải là người đang trực tiếp giảng dạy đúng môn được phân công chấm. Những giảng viên, giáo viên đang trong thời kỳ tập sự và thành viên Ban Thư ký, Ban Làm phách của Hội đồng thi không được chấm thi;

d) Cán bộ công an, bảo vệ, y tế, phục vụ.

2. Trưởng ban Chấm thi điều hành công tác chấm thi và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi.

3. Phó Trưởng ban Chấm thi thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng ban Chấm thi.

4. Trưởng môn chấm thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi và Trưởng ban Chấm thi về việc chấm các bài thi thuộc môn được giao phụ trách và thực hiện các công việc dưới đây:

a) Lập kế hoạch chấm thi, tổ chức giao nhận bài thi và phân công CBChT;

b) Trước khi chấm, tổ chức cho CBChT thuộc bộ môn được giao phụ trách thảo luận, nắm vững hướng dẫn chấm,đáp án, thang điểm. Trong quá trình chấm thi, thường xuyên tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. Sau khi chấm xong, tổ chức họp CBChT thuộc bộ môn được giao phụ trách để tổng kết;

c) Đề nghị Trưởng ban Chấm thi thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những CBChT thiếu trách nhiệm, vi phạm quy chế thi hoặc chấm thi sai sót nhiều.

5. Các thành viên ban Chấm thi chấp hành sự phân công của Trưởng ban, thực hiện đúng các quy định của quy chế thi; CBChT tuân thủ sự điều hành trực tiếp của Trưởng môn chấm thi.

Điều 25. Chấm bài thi tự luận

1. Chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.

2. Quy trình chấm

Ban Thư ký Hội đồng thi giao túi bài thi đã làm phách và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi.

Trưởng môn chấm thi tập trung toàn bộ cán bộ chấm thi (CBChT) để quán triệt quy chế thi, thảo luận Hướng dẫn chấm, chấm chung ít nhất 10 bài thi tự luận mỗi môn để rút kinh nghiệm, thống nhất cách vận dụng hướng dẫn chấm; sau đó, tổ chức chấm thi theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại hai phòng chấm riêng biệt.

a) Lần chấm thứ nhất:

- Trưởng môn chấm thi tổ chức bốc thăm nguyên túi cho CBChT, giao riêng cho từng người;

- Trước khi chấm, CBChT kiểm tra từng bài đảm bảo đủ số tờ, số phách và gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi. Trong trường hợp phát hiện bài làm không đủ số tờ, số phách; bài làm trên giấy nháp; bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi; bài làm có chữ viết của hai người, viết bằng hai thứ mực khác nhau trở lên, viết bằng mực đỏ, bút chì hoặc có viết, vẽ những nội dung không liên quan nội dung thi; bài làm nhàu nát hoặc nghi vấn có đánh dấu, CBChT có trách nhiệm giao những bài thi này cho Trưởng môn chấm thi xử lý;

- Khi chấm lần thứ nhất, ngoài những nét gạch chéo trên các phần giấy còn thừa, CBChT tuyệt đối không ghi gì vào bài làm của thí sinh và túi bài thi. Điểm thành phần, điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) được ghi vào phiếu chấm của từng bài. Trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký của CBChT;

- Chấm xong túi nào, CBChT giao túi ấy cho Trưởng môn chấm thi để bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồng thi.

b) Lần chấm thứ hai:

- Sau khi chấm lần thứ nhất, thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi rút các phiếu chấm thi ra rồi giao túi bài thi cho Trưởng môn chấm thi để tổ chức bốc thăm cho người chấm lần thứ hai, đảm bảo không giao trở lại túi bài thi đã chấm cho chính người đã chấm lần thứ nhất;

- CBChT lần thứ hai chấm trực tiếp vào bài làm của thí sinh và ghi vào phiếu chấm. Điểm chấm từng ý nhỏ phải ghi tại lề bài thi ngay cạnh ý được chấm; sau đó, ghi điểm thành phần, điểm toàn bài vào ô quy định, ghi rõ họ tên và ký vào ô quy định ở tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh;

Chấm xong túi nào, CBChT giao túi ấy và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi để bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồng thi.

3.Xử lý kết quả chấm và làm biên bản chấm thi

Thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi, Trưởng môn chấm thi, cán bộ chấm thi của Hội đồng thi so sánh kết quả chấm thi và xử lý như sau:

a)    Xử lý kết quả 2 lần chấm:

Tình huống

Cách xử lý

Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm):

- Dưới 1,0 điểm đối với bài thi Ngữ văn.

Hai CBChTthảo luận thống nhất điểm, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm):

- Từ 1,0 đến 1,5 điểm đối với bài thi Ngữ văn.

Hai CBChTthảo luận và ghi lại bằng biên bản, báo cáo Trưởng môn chấm thi để thống nhất điểm (không sửa chữa điểm trong phiếu chấm hoặc phần tổng hợp điểm trong bài thi) sau đó ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh. Nếu đối thoại không thống nhất được điểm thì Trưởng môn chấm thi quyết định điểm, ghi điểm và ký vào bài thi.

Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợpcộng nhầm điểm):

- Trên 1,5 điểm đối với bài thi Ngữ văn.

Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm lần thứ 3 trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng mực màu khác.

b) Xử lý kết quả 3 lần chấm:

Tình huống

Cách xử lý

Nếu kết quả 2 trong 3 lần giống nhau

Trưởng môn chấm thi lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất:

- Đến 2,5 điểm đối với bài thi Ngữ văn.

Trưởng môn chấm thi lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất:

- Trên 2,5 điểm đối với bài thi Ngữ văn.

Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm tập thể. Các CBChTvà Trưởng môn chấm thi ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh. Điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài thi.

Điều 26. Chấm bài thi trắc nghiệm

1. Tại khu vực chấm thi có 01 Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập và chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng ban Chấm thi.

2. Thành phần Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm: Tổ trưởng là lãnh đạo Ban Chấm thi; các thành viên là cán bộ và kỹ thuật viên; bộ phận giám sát gồm công an do Chủ tịch Hội đồng thi phân công và cán bộ thanh tra.

3. Các Phiếu TLTN (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GDĐT cung cấp.

4. Trong quá trình chấm thi, phải bố trí bộ phận giám sát trực tiếp và liên tục từ khi mở niêm phong túi đựng Phiếu TLTN đến khi kết thúc chấm thi. Các thành viên tham gia xử lý Phiếu TLTN không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào Phiếu TLTN của thí sinh với bất kỳ lí do gì. Mọi hiện tượng bất thường đều phải báo cáo ngay cho bộ phận giám sát và Tổ trưởng để cùng xác nhận và ghi vào biên bản. Tất cả Phiếu TLTN sau khi đã quét và Phiếu thu bài thi được niêm phong, lưu giữ và bảo mật tại sở GDĐT.

5. Sau khi quét, phải tiến hành kiểm dò để đối chiếu và sửa hết các lỗi kỹ thuật (nếu có) ở quá trình quét.

6. Dữ liệu quét (được xuất từ phần mềm, đảm bảo cấu trúc và yêu cầu theo quy định của Bộ GDĐT) được ghi vào 02 đĩa CD giống nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của thanh tra và công an. Một đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu giữ, một đĩa gửi chuyển phát nhanh về Bộ GDĐT (Cục KTKĐCLGD), chậm nhất là 15 ngày sau khi thi xong môn cuối cùng của kỳ thi.

Chỉ sau khi đã gửi đĩa CD dữ liệu quét về Bộ GDĐT (Cục KTKĐCLGD), Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm mới được mở niêm phong đĩa CD chứa dữ liệu chấm dưới sự giám sát của công an và thanh trađể tiến hành chấm điểm.

7. Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm. Thống nhất sử dụng mã môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GDĐT.

8.Ngay sau khi kết thúc quá trình chấm, phải lưu các tệp dữ liệu xử lý và chấm thi trắc nghiệm chính thức (được xuất ra từ phần mềm, đảm bảo cấu trúc và yêu cầu theo đúng quy định của Bộ GDĐT) vào 02 đĩa CD giống nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của thanh tra và công an; 01 đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu giữ, 01 đĩa gửi chuyển phát nhanh về Bộ GDĐT (Cục KTKĐCLGD).

Điều 27.Chấm kiểm tra

1. Trưởng ban Chấm thi thành lập Tổ Chấm kiểm tra gồm:

a) Tổ trưởng: do lãnh đạo Ban Chấm thi kiêm nhiệm. Trong cùng một kỳ thi, người làm Tổ trưởng Chấm kiểm tra không đồng thời làm Trưởng ban Chấm thi hoặc Trưởng ban Phúc khảo;

b) Các uỷ viên gồm Trưởng môn chấm kiểm travà CBChT.

Những người đã tham gia chấm thi và thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi không được tham gia chấm kiểm tra.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ Chấm kiểm tra

a) Thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi đã chấm của mỗi môn thi tự luận, theo tiến độ chấm môn thi đó; việc chấm kiểm tra thực hiện theo quy trình tại Điều 25 Quy chế này;

b) Cuối mỗi buổi chấm hoặc khi xét thấy cần thiết, Tổ trưởng Chấm kiểm tra tổng hợp và báo cáo kết quả chấm kiểm tra và kiến nghị, đề xuất với Trưởng ban Chấm thi áp dụng các biện pháp phù hợp giúp cho việc chấm thi được công bằng, khách quan, nghiêm túc;

c) Tổ Chấm kiểm tra chỉ trực tiếp làm việc với các tổ chấm thi và CBChT có liên quan (có ghi biên bản làm việc) theo yêu cầu của Trưởng ban Chấm thi và được sự đồng ý Chủ tịch Hội đồng thi.

3. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định việc tổ chức đối thoại hay không đối thoại giữa những người chấm thi và chấm kiểm tra.

Điều 28.Quản lý điểm bài thi

1. Sau khi chấm thi xong tất cả các môn, Chủ tịch Hội đồng thi duyệt kết quả thi, báo cáo và nộp toàn bộ dữ liệu kết quả thi về Bộ GDĐT (Cục KTKĐCLGD) để lưu giữ và đối chiếu. Dữ liệu kết quả thi phải lưu vào 02 đĩa CD giống nhau, được niêm phong và lập biên bản niêm phong dưới sự giám sát của thanh tra và công an; 01 đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu giữ, 01 đĩa bàn giao cho Bộ GDĐT (Cục KTKĐCLGD).

2. Sau khi duyệt kết quả thi và gửi dữ liệu thi về Bộ GDĐT, Chủ tịch Hội đồng thi chỉ đạo Ban Thư ký Hội đồng thi in Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh (theo mẫu thống nhất do Bộ GDĐT quy định), ký tên, đóng dấu và gửi cho các trường phổ thông, nơi thí sinh đăng ký dự thi.

Mỗi thí sinh được cấp 01 Giấy chứng nhận kết quả thi với mã số xác định duy nhất.

3. Tất cả các tài liệu liên quan đến điểm bài thi đều phải niêm phong và do Chủ tịch Hội đồng thi trực tiếp bảo quản.

Chương VII

PHÚC KHẢO VÀ CHẤM THẨM ĐỊNH

Điều 29.Ban Phúc khảo

1. Thành phần Ban Phúc khảo bài thi (nếu có) gồm:

a) Trưởng ban: do Lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm. Trong cùng một kỳ thi, người làm Trưởng ban Phúc khảo không đồng thời làm Trưởng ban Chấm thi hoặc Tổ trưởng Chấm kiểm tra;

b) Phó Trưởng ban: Lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo các phòng chuyên môn của sở GDĐT hoặc lãnh đạo các trường phổ thông; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo Phòng Khảo thí của sở GDĐT;

c) Các uỷ viên: Cán bộ, giáo viên có chuyên môn tốt, đang giảng dạy đúng môn được phân công chấm.

Những giáo viên đang trong thời kỳ tập sự, thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi không được tham gia chấm phúc khảo. Người đã chấm bài thi tại Ban Chấm thi thì không được chấm phúc khảo bài thi đó của Ban Phúc khảo.

2. Ban Phúc khảo có nhiệm vụ:

a) Kiểm tra các sai sót như cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi;

b) Chấm lại các bài thi theo đơn đề nghị của thí sinh;

c) Trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định điểm bài thi sau khi đã chấm phúc khảo.

Điều 30.Phúc khảo bài thi

1. Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi, thí sinh đăng ký dự thi ở đâu thì nộp đơn phúc khảo ở nơi đó.

2. Trường phổ thông, nơi thí sinh đăng ký dự thi, nhận đơn xin phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh xin phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và gửi kết quả phúc khảo cho thí sinh.

3. Trình tự phúc khảo bài thi:

a) Việc phúc khảo tiến hành theo từng môn thi dưới sự điều hành trực tiếp của Trưởng ban Phúc khảo.

b) Trước khi bàn giao bài thi cho Ban Phúc khảo, Ban Thư ký Hội đồng thi tiến hành các việc sau đây:

- Tra cứu để từ số báo danh, tìm ra số phách bài thi. Rút bài thi, đối chiếu với Phiếu thu bài để kiểm tra, đối chiếu số tờ giấy thi;

- Tập hợp các bài thi của một môn thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ của từng bài thi hiện có trong túi và bàn giao cho Ban Phúc khảo. Việc giao nhận bài thi giữa Ban Thư ký Hội đồng thi và Ban Phúc khảo thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 25 Quy chế này;

- Trong khi tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo phải có ít nhất từ hai người trở lên. Tuyệt đối giữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh với số phách và không được ghép đầu phách.

4. Phúc khảo bài thi tự luận:

a) Việc phúc khảo mỗi bài thi tự luận do 2 CBChT thực hiện theo quy định tại Điều 25 Quy chế này và phải chấm bằng mực có màu khác với màu mực được dùng chấm trước đó trên bài làm của thí sinh;

b) Kết quả chấm phúc khảo bài thi tự luận do Ban Thư ký Hội đồng thi xử lý như sau:

- Nếu kết quả chấm của hai cán bộ chấm phúc khảo giống nhau thì lấy kết quả đó làm điểm phúc khảo và giao bài thi cho hai cán bộ chấm phúc khảo ký xác nhận;

- Nếu kết quả chấm của hai cán bộ chấm phúc khảo có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho Trưởng ban Phúc khảo tổ chức cho cán bộ thứ ba chấm trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực màu khác;

- Nếu kết quả chấm của hai trong ba cán bộ chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo. Nếu kết quả chấm của cả ba cán bộ chấm phúc khảo lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm tròn đến hai chữ số thập phân làm điểm phúc khảo rồi ký tên xác nhận;

- Bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm. Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các CBChT đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo (có ghi biên bản). Nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định;

- Điểm chính thức của bài thi sau phúc khảo được Trưởng ban Phúc khảo trình Chủ tịch Hội đồng thi ký duyệt.

5. Phúc khảo bài thi trắc nghiệm:

a) Tổ phúc khảo bài thi trắc nghiệm của Ban Phúc khảo có thành phần tương tự như Tổ xử lý bài trắc nghiệm của Ban Chấm thi;

b) Điểm chấm lại của Tổ phúc khảo bài thi trắc nghiệm là điểm thi chính thức của thí sinh trong kỳ thi.

6. Báo cáo kết quả phúc khảo

Điểm các bài thi được điều chỉnh sau phúc khảo do Trưởng ban Phúc khảo trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định và cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ GDĐT. Chủ tịch Hội đồng thi báo cáo, gửi dữ liệu cho Bộ GDĐT, đồng thời công bố và trả kết quả phúc khảo cho thí sinh.

Dữ liệu được lưu và chuyển theo quy định tại Điều 28 Quy chế này.

Điều 31. Chấm thẩm định

1. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định toàn bộ hoặc một phần số bài thi hoặc kiểm tra kết quả phúc khảo của một hoặc một số Hội đồng thi.

2. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GDĐT do Cục trưởng Cục KTKĐCLGD làm Chủ tịch; Phó Cục trưởng hoặc Phó Vụ trưởng các đơn vị thuộc Bộ được chọn làm Phó Chủ tịch; ủy viên, thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ và một số thành viên là những cán bộ, giáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn tốt.

3. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GDĐT có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi.

4. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GDĐT sử dụng con dấu của Cục KTKĐCLGD, Bộ GDĐT.

5. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định việc tổ chức đối thoại hay không đối thoại giữa những người chấm đợt đầu, chấm phúc khảo và chấm thẩm định.

Chương VIII

XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT

Điều 32. Miễn thi các bài thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

1. Miễn thi bài thi Ngoại ngữ

a) Đối tượng miễn thi

- Là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Có một trong các chứng chỉ theo quy định của BộGDĐT.

b) Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ được tính 10 điểm cho bài thi này để xét công nhận tốt nghiệp THPT.  

c) Thí sinh không đăng ký sử dụng quyền được miễn thi bài thi Ngoại ngữ thì phải dự thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không được miễn thi.

d) Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ quyết định việc sử dụng hay không sử dụng kết quả miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh.

2. Miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT

a) Đối tượng

- Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, bản thân bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

b) Điều kiện

- Đối với người khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung:

+ Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này;

+ Có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Đối với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung:

+ Được Hiệu trưởng trường phổ thông nơi đăng ký học tập xác nhận kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân từng năm ở cấp THPT;

+ Có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Đối với người hoạt động kháng chiến, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học:

+ Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này;

+ Có giấy xác nhận bị nhiễm chất độc hóa học và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Điều 33. Miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi THPT quốc gia

1. Người đã tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực các môn văn hoá được miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi THPT quốc gia nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12;

b) Xếp loại cả năm lớp 12: hạnh kiểm loại tốt, học lực từ loại khá trở lên;

c) Có tên trong danh sách miễn thi của Bộ GDĐT.

2. Người trong đội tuyển tham gia các cuộc thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực về khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ được miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi THPT quốc gia nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12;

b) Xếp loại cả năm lớp 12: hạnh kiểm và học lực từ loại trung bình trở lên;

c) Có tên trong công văn đề nghị miễn thi và xác nhận tham dự tập huấn và dự thi đúng quy định của cơ quan tuyển chọn gửi đến sở GDĐT trước ngày thi THPT quốc gia.

Điều 34. Đặc cách tốt nghiệp THPT

1. Đối tượng và điều kiện:

Người học thuộc các đối tượng quy định tại Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong các trường hợp sau:

a) Bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi.

- Điều kiện: xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên;

- Hồ sơ:

+ Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt);

+ Biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT của trường phổ thông nơi đăng ký dự thi.

b) Bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại.

- Điều kiện:

+ Điểm của những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đều đạt từ 5,0 trở lên;

+ Xếp loại ở lớp 12: học lực từ trung bình trở lên; hạnh kiểm từ khá trở lên.

- Hồ sơ:

+ Đơn đề nghị xét đặc cách của thí sinh;

+ Hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt).

2. Thủ tục:

a) Chậm nhất 07 ngày sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, thí sinh phải nộp hồ sơ đặc cách cho Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi. Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi chịu trách nhiệm thu nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho sở GDĐT;

b) Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 35. Bảo lưu điểm thi

1.    Điểm thi được bảo lưu như sau:

Thí sinh dự thi đủ các môn quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật huỷ kết quả thi thì được bảo lưu điểm thi của các bài thi hoặc các môn thành phần của bài thi KHTN, KHXH đạt từ 5,0 điểm trở lên trong kỳ thi tổ chức năm tiếp ngay sau đó để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

2. Thí sinh không sử dụng điểm bảo lưu thì phải thi tất cả các bài thi đã đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không có điểm bảo lưu.

3. Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ quyết định việc có sử dụng hay không sử dụng điểm bảo lưu trong kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh.

Điều 36. Điểm ưu tiên, khuyến khích

1. Điểm ưu tiên

Xét công nhận tốt nghiệp THPT tính theo 3 diện (Diện 1, Diện 2, Diện 3); trong đó, thí sinh Diện 1 là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên; thí sinh Diện 2 và Diện 3 được cộng điểm ưu tiên như sau:

a) Diện 2: cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% (đối với GDTX);

- Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;

- Người dân tộc thiểu số;

- Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;

- Người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học;

- Có tuổi đời từ 35 trở lên, tính đến ngày thi (đối với GDTX).

b) Diện 3: cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

- Người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX);

- Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

c) Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng theo tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.

d) Những diện ưu tiên khác đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành sẽ do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét, quyết định.

2. Điểm khuyến khích

Người học tham gia các cuộc thi và các hoạt động dưới đây được cộng điểm khuyến khích để xét công nhận tốt nghiệp THPT với mức điểm như sau:

a) Đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 12:

- Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: cộng 2,0 điểm;

- Giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm;

- Giải ba cấp tỉnh: cộng 1,0 điểm.

b) Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT:

- Giải cá nhân:

+ Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng: cộng 2,0 điểm;

+ Giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc: cộng 1,5 điểm;

+ Huy chương Đồng: cộng 1,0 điểm;

- Giải đồng đội:

+ Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia;

+ Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội từ 02 đến 22 người theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải;

+ Mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân quy định tại điểm này;

- Những người học đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.

c) Học sinh Giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề do sở GDĐT hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề do ngành Giáo dục cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề như sau:

- Loại giỏi: cộng 2,0 điểm;

- Loại khá: cộng 1,5 điểm;

- Loại trung bình: cộng 1,0 điểm.

d) Học viên GDTX có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tin học được cấp theo quy định của Bộ GDĐT trong thời gian học cấp THPT: cộng 1,0 điểm đối với mỗi loại chứng chỉ.

đ) Nếu thí sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm khuyến khích theo quy định tại khoản này cũng chỉ được hưởng mức điểm cộng thêm nhiều nhất là 4,0 điểm.

e) Điểm khuyến khích quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này được bảo lưu trong toàn cấp học và được cộng vào điểm bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh.

Điều 37.Điểm xét tốt nghiệp THPT

1.Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN): gồm điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế này, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính ĐXTN.

a) ĐXTN đối với Giáo dục THPT được tính theo công thức sau:

 

 

b)    ĐXTN đối với GDTX được tính theo công thức sau:

 

Tổng điểm

khuyến khích (nếu có)

4

 

2. Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.

Điều 38.Công nhận tốt nghiệp THPT

1. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức huỷ bài thi trở lên, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

2. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Quy chế này được công nhận tốt nghiệp THPT.

3. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi THPT quốc gia theo quy định tại Điều 33 Quy chế này được công nhận tốt nghiệp THPT.

Điều 39. Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT

1. Giám đốc sở GDĐT quyết định thành lập Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo sở GDĐT;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Trưởng phòng Khảo thí, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Trưởng phòng GDTX;

c) Các uỷ viên: lãnh đạo, chuyên viên, nhân viên các phòng/ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo các trường phổ thông.

2. Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT thực hiện việc xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh theo quy định tại Chương này.

Điều 40.Duyệt công nhận tốt nghiệp THPT

1. Hồ sơ duyệt công nhận tốt nghiệp THPT bao gồm:

a) Bảng ghi thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT;

b) Danh sách thí sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp THPT;

c) Danh sách và hồ sơ thí sinh được đặc cách, miễn thi, được tốt nghiệp THPT do phúc khảo hoặc giải quyết khiếu nại về hồ sơ thi;

d) Đĩa CD chứa dữ liệu thi;

đ) Những biên bản liên quan;

e) Các loại hồ sơ khác theo hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT.

2. Trình tự duyệt công nhận tốt nghiệp THPT

a) Giám đốc sở GDĐT duyệt công nhận tốt nghiệp THPT và chịu trách nhiệm trước Bộ GDĐT về kết quả công nhận tốt nghiệp THPT của tỉnh mình;

b) Sau khi báo cáo Bộ GDĐT, Giám đốc sở GDĐT công bố kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết danh sách tốt nghiệp THPT và cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời cho thí sinh;

c) Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời do Hiệu trưởng trường phổ thông ký và có giá trị đến khi được cấp Bằng tốt nghiệp THPT chính thức;

d) Các sở GDĐT gửi Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT về Bộ GDĐT ngay sau khi kết thúc kỳ thi để quản lý, theo dõi.

Điều 41. Cấp phát và quản lý Bằng tốt nghiệp THPT

1. Các đối tượng dự thi quy định tại khoản 1 Điều 12Quy chế này nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp Bằng tốt nghiệp THPT.

2. Bộ GDĐT thống nhất quản lý các mẫu, quy định thủ tục cấp phát, thu hồi, huỷ bỏ Bằng tốt nghiệp THPT.              

3. Giám đốc sở GDĐT chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo việc cấp Bằng tốt nghiệp THPT, bản sao Bằng tốt nghiệp THPT, các loại giấy chứng nhận liên quan đến việc cộng điểm khuyến khích, xếp diện ưu tiên, bảo lưu kết quả trong kỳ thi theo quy định của Bộ GDĐT.

Chương IX

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU TRỮ

Điều 42. Chế độ báo cáo

1. Mỗi sở GDĐT phân công một số người làm nhiệm vụ thu thập số liệu, tư liệu, thông tin trước, trong và sau kỳ thi; chuẩn bị các văn bản, thực hiện báo cáo theo quy định. Thực hiện nghiêm chế độ trực thi: Cán bộ trực điện thoại phải có mặt thường xuyên tại địa điểm trực.

2. Chế độ báo cáo trong kỳ thi thực hiện theo văn bản hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT.

Điều 43. Lưu trữ hồ sơ thi

Tính từ ngày thi môn cuối cùng của kỳ thi, các cơ quan quản lý giáo dục lưu trữ hồ sơ như sau:

1. Bộ GDĐT lưu trữ vĩnh viễn: Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT của các sở GDĐT.

2. Sở GDĐT

a) Lưu trữ vĩnh viễn:

- Bảng ghi điểm thi;

- Bảng ghi thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT;

- Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT;

- Sổ cấp bằng tốt nghiệp THPT.

b) Lưu trữ trong 01 năm:

- Các Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, Hội đồng thi và các bộ phận liên quan;

- Báo cáo tổng kết kỳ thi kèm theo các loại thống kê số liệu;

- Các biên bản của Hội đồng thi;

- Những biên bản khác có liên quan đến kỳ thi;

- Hồ sơ phúc khảo (nếu có) gồm: Quyết định thành lập Ban Phúc khảo, biên bản tổng kết, danh sách thí sinh thay đổi điểm do phúc khảo và các biên bản khác liên quan;

- Hồ sơ kỷ luật (nếu có);

- Các loại hồ sơ khác theo văn bản hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT;

c) Lưu trữ trong 02 năm:

- Bài thi của thí sinh và hồ sơ chấm thi liên quan.

- Hồ sơ thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT, miễn thi tốt nghiệp THPT, hồ sơ khiếu nại của thí sinh hoặc giải quyết khiếu nại về hồ sơ thi.

2. Trường phổ thông lưu trữ 01 năm đối với hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh.

Học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) trong hồ sơ dự thi của thí sinh được các trường phổ thông trả lại thí sinh sau khi công bố kết quả công nhận tốt nghiệp THPT.

Chương X

THANH TRA, KHEN THƯỞNG,

XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ BẤT THƯỜNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 44. Thanh tra thi

1. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thanh tra và thành lập các đoàn thanh tra việc chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại tất cả các sở GDĐT.

2. Giám đốc sở GDĐT quyết định thành lập Đoàn thanh tra việc chuẩn bị thi và coi thi, chấm thi, phúc khảo, xét công nhận tốt nghiệp THPT trên địa bàn.

3. Trình tự, thủ tục tổ chức thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra và hướng dẫn của Bộ GDĐT.

4. Những người có người thân dự thi tại Hội đồng thi trong năm tổ chức Kỳ thi không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi tại Hội đồng thi đó.

Điều 45. Khen thưởng

1. Đối tượng khen thưởng: cán bộ công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên và người làm công tác phục vụ có thành tích trong tổ chức kỳ thi.

2. Hình thức khen thưởng:

a) Tuyên dương trước Hội đồng ra đề thi, Hội đồng thi và thông báo về đơn vị công tác, học tập;

b) Giám đốc sở GDĐT, Hiệu trưởng trường ĐH cấp Giấy khen;

c) Bộ trưởng Bộ GDĐT, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cấp Bằng khen.

3. Hồ sơ và thủ tục:

Hội đồng ra đề thi, Hội đồng thi là đơn vị có trách nhiệm xem xét, quyết định khen thưởng trong phạm vi quyền hạn và lập hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với những cán bộ công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên tham gia tổ chức thi và người làm công tác phục vụ tổ chức thi có thành tích.

4. Kinh phí chi cho khen thưởng trích từ nguồn kinh phí tổ chức thi.

Điều 46.Xử lý các sự cố bất thường

1. Trường hợp đề thi có những sai sót

Nếu phát hiện sai sót của đề thi trong quá trình in sao đề thi và trong khi coi thi, lãnh đạo Hội đồng thi phải báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo thi quốc gia để có phương án xử lý.

2. Trường hợp đề thi bị lộ

Chỉ có Ban Chỉ đạo thi quốc gia mới có thẩm quyền kết luận về tình huống lộ đề thi. Khi đề thi chính thức bị lộ, Ban Chỉ đạo thi quốc gia quyết định đình chỉ môn thi bị lộ đề. Các môn thi khác vẫn tiếp tục bình thường theo lịch. Môn thi bị lộ đề sẽ được thi bằng đề thi dự bị vào thời gian thích hợp, sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi.

3. Các trường hợp bất thường đều phải được báo cáo về Ban Chỉ đạo thi các cấp để xem xét, quyết định.

Điều 47.Tiếp nhận và xử lý thông tin, bằng chứng về vi phạm quy chế thi

1. Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm quy chế thi

a) Ban Chỉ đạo thi quốc gia, Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh.

b) Lãnh đạo Hội đồng thi, Trưởng Điểm thi.

c) Thanh tra giáo dục các cấp.

2. Các bằng chứng vi phạm quy chế thi sau khi đã được xác minh là căn cứ để xử lý đối tượng vi phạm.

3. Cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm quy chế thi

a) Khuyến khích thí sinh, thành viên của các Hội đồng thi và mọi công dân phát hiện và tố giác những hành vi vi phạm quy chế thi.

b) Người phát hiện những hành vi vi phạm quy chế thi cần kịp thời báo cho nơi tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này để có biện pháp xử lý.

c) Người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi báo ngay cho nơi tiếp nhận được quy định tại khoản 1 Điều này để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật. Việc tiếp nhận và xử lý các tố cáo vi phạm quy chế thi được thực hiện theo pháp luật về tố cáo.

d) Người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm quy chế thi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin và bằng chứng đã cung cấp, không được lợi dụng việc làm đó để gây ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ thi.

4. Đối với tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin và bằng chứng về vi phạm quy chế thi

a) Tổ chức việc tiếp nhận thông tin, bằng chứng theo quy định; bảo vệ nguyên trạng bằng chứng; xác minh tính xác thực của thông tin và bằng chứng.

b) Triển khai kịp thời các biện pháp ngăn chặn tiêu cực, vi phạm quy chế thi theo thông tin đã được cung cấp.

c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý và công bố công khai kết quả xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy chế thi.

d) Bảo mật thông tin và danh tính người cung cấp thông tin.

Điều 48.Xử lý cán bộ tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan khác vi phạm quy chế thi

1. Người tham gia tổ chức thi là công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), sẽ bị đình chỉ làm công tác thi và đề nghị cơ quan quản lý cán bộ áp dụng quy định của pháp luật về công chức, viên chức để xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

a) Khiển trách đối với những người vi phạm lần đầu các hành vi dưới mức quy định tại các điểm b, c, d khoản này trong khi thi hành nhiệm vụ.

b) Cảnh cáo đối với những người có hành vi vi phạm một trong các lỗi sau đây:

- Để cho thí sinh quay cóp; mang tài liệu và vật dụng trái phép vào phòng thi được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 14 Quy chế này;

- Chấm thi không đúng hướng dẫn chấm hoặc cộng điểm bài thi có nhiều sai sót;

- Ra đề thi vượt quá phạm vi chương trình THPT;

- Truyền dữ liệu thi không đúng cấu trúc, không đúng thời hạn, không đúng quy định của Bộ GDĐT.

c) Tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi làm công tác khác đối với những người có hành vi vi phạm một trong các lỗi sau đây:

- Ra đề thi sai;

- Trực tiếp giải bài thi hoặc hướng dẫn cho thí sinh lúc đang thi;

- Lấy bài thi của thí sinh này giao cho thí sinh khác;

- Gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh.

d) Buộc thôi việc hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có một trong các hành vi sai phạm sau đây:

- Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi;

- Làm lộ đề thi, mua, bán đề thi;

- Làm lộ số phách bài thi;

- Sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh;

- Cố ý chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng điểm;

- Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh;

- Gian dối trong việc sửa chữa học bạ, hồ sơ của thí sinh.

đ) Người làm mất bài thi của thí sinh khi thu bài thi, vận chuyển và bảo quản bài thi, chấm thi hoặc có những sai phạm khác trong công tác tổ chức thi, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật quy định tại Điều này.

2. Công chức, viên chức không tham gia tổ chức thi nhưng có các hành động như: thi hộ, tổ chức lấy đề thi ra và đưa bài giải vào cho thí sinh, đưa thông tin sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến kỳ thi, gây rối làm mất trật tự tại khu vực thi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và đề nghị buộc thôi việc.

3. Người tham gia tổ chức thi và những người có liên quan đến việc tổ chức thi không phải là công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), tùy theo mức độ, sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và xử lý theo quy định của pháp luật về lao động; bị đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học (nếu là học sinh, sinh viên, học viên) khi có một trong các hành vi sai phạm quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này.

4. Các hình thức xử lý vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định theo quy trình quy định. Ngoài các hình thức xử lý nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền có thể cấm đảm nhiệm những công việc có liên quan đến thi từ 1 đến 5 năm.

Điều 49.Xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi

Mọi vi phạm quy chế thi đều bị lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho thí sinh.

1. Khiển tráchđối với những thí sinh phạm lỗi một lần: nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác. Hình thức này do CBCT quyết định tại biên bản được lập.

2. Cảnh cáo đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:

a) Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách;

b) Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với thí sinh khác;

c) Chép bài của thí sinh khác hoặc để thí sinh khác chép bài của mình.

Hình thức kỷ luật cảnh cáo do CBCT quyết định tại biên bản được lập, kèm tang vật (nếu có).

3. Đình chỉ thi đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:

a) Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo;

b) Mang vật dụng trái phép theo quy định tại Điều 14 Quy chế này vào phòng thi;

c) Đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi.

d) Viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi;

đ) Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác.

CBCT trong phòng thi lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng Điểm thi quyết định hình thức đình chỉ thi. Nếu Trưởng Điểm thi không nhất trí thì báo cáo Trưởng ban Coi thi quyết định.

Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho CBCT và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết 2 phần 3 thời gian làm bài thi tự luận và sau khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm.

4. Trừ điểm bài thi

a) Thí sinh bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi của môn đó.

b) Thí sinh bị cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% tổng số điểm bài thi của môn đó.

c) Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài.

d) Cho điểm 0 (không): 

- Bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi;

- Có hai bài làm trở lên đối với một bài thi hoặc một môn thi thành phần;

- Bài thi có chữ viết của hai người trở lên;

- Những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định.

đ) Thí sinh bị đình chỉ thi bài thi hoặc môn thi thành phần nào sẽ bị điểm 0 (không) bài thi hoặc môn thi thành phần đó; không được tiếp tục dự thi các bài thi hoặc môn thi thành phần tiếp theo; không được sử dụng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

e) Việc trừ điểm bài thi nêu tại điểm c và d khoản 4 của Điều này do Trưởng ban Chấm thi quyết định căn cứ báo cáo bằng văn bản của Trưởng môn chấm thi.

5. Huỷ bỏ kết quả thi đối với những thí sinh:

- Có hai bài thi trở lên bị điểm 0 (không) do phạm lỗi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;

- Viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi;

- Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.

Căn cứ báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng thi, Giám đốc sở GDĐT ra quyết định hủy bỏ kết quả thi.

6. Tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:

a) Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích;

b) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp;

c) Để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức;

d) Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác;

đ) Sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp;

e) Có bằng chứng về vi phạm quy chế thi mà không thực hiện đúng quy định tại điểm b, c, d khoản 3 Điều 47 Quy chế này.

Giám đốc sở GDĐT ra quyết định tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền dự thi trong hai năm tiếp theo.

7. Đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì các cơ quan quản lý giáo dục lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định; đối với các trường hợp vi phạm khác, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ xử lý kỷ luật theo các hình thức đã quy định tại Điều này.

Điều 50.Xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo về kỳ thi sau khi Hội đồng thi giải thể

Việc xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo về kỳ thi sau khi Hội đồng thi giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại và tố cáo.

Chương XI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 51.Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo

1. Chỉ đạo và kiểm tra việc hoàn thành kế hoạch dạy học, đánh giá xếp loại học sinh ở các trường phổ thông.

2. Trình UBND tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh.

3. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh để chỉ đạo tổ chức cụm thi tại tỉnh theo quy chế thi và hướng dẫn của Bộ GDĐT.

4. Chỉ đạo, tổ chức đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi; chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi.

5. Chủ trì thành lập, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng thi, các Ban của Hội đồng thi tại tỉnh; tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi; chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi. Chủ trì, phối hợp với các trường ĐH, CĐ tổ chức kỳ thi.

6. Báo cáo Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thi.

7. Tổ chức bàn giao Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh.

8. Thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, thí sinh trong phạm vi quyền hạn quy định; đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định quy chế thi và các quy định của pháp luật đối với những người tham gia làm công tác thi; lưu trữ hồ sơ của kỳ thi theo quy định.

9. Đảm bảo kinh phí tổ chức thi; chi trả kinh phí tổ chức thi cho những người tham gia làm công tác thi tại cụm thi theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT.

Điều 52.Trách nhiệm của Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng)

1. Cục Nhà trường chịu trách nhiệm như một sở GDĐT trước Bộ Tổng Tham mưu - Bộ Quốc phòng và Bộ GDĐT về toàn bộ công tác chỉ đạo, quản lý kỳ thi THPT quốc gia trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Cục trưởng Cục Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn như Giám đốc sở GDĐT về toàn bộ công tác chỉ đạo, quản lý kỳ thi THPT quốc gia.

Điều 53.Trách nhiệm của các trường ĐH, CĐ

1. Đăng ký với Bộ GDĐT sử dụng kết quả của kỳ thi làm căn cứ tuyển sinh; sử dụng dữ liệu điểm thi của thí sinh do Bộ GDĐT chuyển đến để xét tuyển sinh theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.

2. Thành lập đoàn cán bộ, giảng viên tham gia phối hợp tổ chức thi tại các Hội đồng thi theo điều động của Bộ GDĐT và chi trả kinh phí đi lại, ăn ở cho cán bộ, giảng viên tham gia phối hợp tổ chức thi theo quy định.

Điều 54. Trách nhiệm của trường phổ thông

1. Hoàn thành chương trình dạy học theo chỉ đạo của sở GDĐT; tổ chức ôn tập cho học sinh; hướng dẫn để học sinh được cấp Giấy chứng minh nhân dân chậm nhất vào cuối học kỳ I năm học lớp 12.

2. Tổ chức kiểm tra trình độ kiến thức văn hóa, xếp loại học lực cho những người tự học khi được sở GDĐT giao trách nhiệm.

3. Tiếp nhận Phiếu đăng ký dự thi, đơn xin phúc khảo; kiểm tra hồ sơ của người học đăng ký tại trường;

4. Hoàn thiện dữ liệu đăng ký dự thi và chuyển dữ liệu cho sở GDĐT; in, đóng dấu và trả Giấy báo dự thi cho thí sinh;

5. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và thí sinh học tập quy chế thi, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, an toàn cho Hội đồng thi nếu được chọn làm địa điểm thi.

6. Quản lý hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh.

7. Tiếp nhận đơn, lập danh sách xin phúc khảo bài thi và chuyển đến sở GDĐT.

8. Trả Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi tại trường; lưu trữ hồ sơ của kỳ thi theo quy định./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

Bùi Văn Ga


III/ THÔNG TƯ 05 QUY CHẾ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

BỘGIÁODỤCVÀĐÀOTẠO   CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM

Đc lập - Tựdo - Hạnh phúc

 

Số: 05/2017/TT-BGDĐT                        HàNội, ngày 25tháng01năm2017

 

THÔNG TƯ

Ban hành Quychếtuyểnsinh đạihọc hệchính quy;

tuyểnsinhcaođẳngnhómngành đàotạogiáoviên hệchính quy

 

BỘ TRƯỞNG BỘGIÁO DỤCVÀĐÀO TẠO

 

CăncứLuậtGiáo dục ngày14tháng6năm 2005;Luật sửađổi,bổsung mộtsốđiềucủaLuậtGiáodụcngày25tháng11năm2009;

 

Căncứ LuậtGiáodục đạihọcngày18tháng6năm2012;

 

Căncứ LuậtGiáodục nghềnghiệpngày 27tháng11năm2014;

 

CăncứNghịđịnhsố123/2016/NĐ-CP ngày01tháng9năm2016của Chính phủquy địnhchức năng, nhiệmvụ,quyềnhạnvàcơcấutổchức củabộ, cơquan ngangbộ;

 

CăncứNghịđịnhsố32/2008/NĐ-CP ngày19tháng3năm 2008của Chínhphủquyđịnhchứcnăng, nhiệmvụ,quyền hạnvàcơcấu tổchứccủaBộ Giáodục vàĐàotạo;

 

CăncứNghịđịnhsố75/2006/NĐ-CP ngày02tháng8năm 2006của Chínhphủ quy địnhchi tiếtvà hướngdẫnthihànhmộtsốđiềucủaLuậtGiáo dục;Nghịđịnhsố31/2011/NĐ-CPngày11tháng5năm2011củaChínhphủ sửađổi,bổsungmột sốđiềucủaNghịđịnhsố75/2006/NĐ-CP ngày02tháng8 năm2006củaChínhphủquyđịnhchitiếtvàhướngdẫnthihànhmộtsốđiều củaLuậtGiáodục;Nghịđịnhsố07/2013/NĐ-CP ngày09tháng01năm2013 củaChính phủ sửađổi điểm bkhoản13 Điều 1củaNghị địnhsố31/2011/NĐ- CPngày 11tháng5 năm 2011củaChính phủsửađổi, bổsungmột sốđiềucủa Nghịđịnhsố75/2006/NĐ-CPngày02tháng8năm2006củaChínhphủquy địnhchitiếtvàhướngdẫnthihànhmộtsốđiềucủaLuậtGiáodục;

 

CăncứNghịđịnhsố141/2013/NĐ-CPngày24tháng10năm 2013của Chínhphủ quyđịnh chi tiếtvà hướngdẫn thihànhmộtsố điều củaLuậtGiáo dục đạihọc;

 

CăncứNghịđịnhsố48/2015/NĐ-CPngày15tháng5năm2015của

Chínhphủquy địnhchitiếtmộtsốđiềucủaLuậtGiáodụcnghềnghiệp;

 

TheođềnghịcủaVụtrưởngVụGiáodụcĐạihọc,


BộtrưởngBộGiáodụcvàĐàotạo banhànhThôngtưbanhànhQuychế tuyểnsinhđạihọc hệchínhquy; tuyểnsinhcaođẳngnhóm ngànhđàotạogiáo viênhệ chínhquy.

 

Điu 1.BanhànhkèmtheoThôngtưnàyQuychếtuyểnsinhđạihọchệ chínhquy;tuyểnsinhcaođẳngnhómngànhđàotạogiáoviênhệ chínhquy.

Điu2.Thôngtưnàycóhiệulựcthihànhkểtừngày10tháng3năm2017.ThôngtưnàythaythếThôngtưsố03/2015/TT-BGDĐTngày26tháng

02năm2015củaBộGiáodụcvàĐàotạobanhànhQuychếtuyểnsinh đạihọc,

caođẳnghệchínhquy;Thôngtưsố03/2016/TT-BGDĐTngày14tháng3năm

2016củaBộGiáodụcvàĐàotạovềviệcsửađổi,bổsungmộtsốđiềucủaQuy chếtuyểnsinhđạihọc,caođẳnghệchínhquybanhànhkèmtheoThôngtưsố

03/2015/TT-BGDĐTngày26tháng02năm2015của BộGiáodục vàĐàotạo.

 

Điều3.ChánhVăn phòng,VụtrưởngVụGiáodụcĐạihọc, Thủtrưởng cácđơnvịcóliênquanthuộcBộGiáodụcvàĐàotạo;ChủtịchỦybannhân dântỉnh,thànhphốtrựcthuộcTrungương;Giám đốcsởgiáodụcvàđàotạo; Giámđốcđạihọc,họcviện;Hiệutrưởngtrườngđạihọc;Hiệutrưởngtrường caođẳngtuyểnsinhnhómngànhđàotạogiáoviênchịutráchnhiệmthihành

Thôngtưnày./.


Nơi nhận:

-Văn phòngQuốc hội;

-Văn phòngChính phủ;

- Ủyban VHGDTNTNNĐcủaQuốchội;

- Ban Tuyên giáoTƯ;

- Bộ trưởng(để báo cáo);

-Kiểmtoán Nhà nước;

- Cục KTVBQPPL (BộTưpháp);

- Côngbáo;

-Như  Điều3;

-Website Chính phủ;

-Website Bộ GDĐT;

-Lưu:VT, Vụ PC,Vụ GDĐH.


KT.BỘ TRƯỞNG THỨTRƯỞNG

 

(Đãký)

 

BùiVăn Ga


BỘGIÁODỤCVÀĐÀOTẠO       CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM Độclập-Tựdo-Hạnhphúc

 

QUYCHẾ

 

Tuyểnsinh đạihọc hệchính quy;

tuyểnsinhcaođẳngnhómngành đàotạogiáoviên hệchính quy

(BanhànhkèmtheoThôngtư số05/2017/TT-BGDĐT

ngày25tháng 01năm2017củaBộtrưởngBộGiáodục vàĐàotạo)

 

ChươngI

 

QUYĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.Phạmviđiều chỉnhvàđốitượngáp dụng

 

1.Quychếnàyquyđịnhvềtuyểnsinhđại họchệchínhquy;tuyểnsinhcao đẳngnhómngànhđàotạogiáoviênhệchínhquybaogồm:tổchứctuyểnsinh, đềántuyểnsinh,điềukiệntham giatuyểnsinhcủathísinh,chínhsáchưutiên trongtuyểnsinh;tổchức,nhiệm vụ,quyềnhạncủatrườngtrongcôngtáctuyển sinh;tuyểnsinhtạicáctrườngsửdụngkếtquảcủa kỳ thi trunghọcphổthông (THPT)quốc gia,tuyểnsinhtạicáctrườngkhôngsửdụngkếtquảcủa kỳ thi THPTquốcgia;tuyểnsinhtạitrườngsửdụngđồngthờinhiềuphươngthức tuyểnsinh;xửlýthôngtinphảnánhviphạmQuychếtuyểnsinhđạihọchệ chínhquy;tuyểnsinhcaođẳngnhóm ngànhđào tạogiáoviênhệchínhquy(sau đây gọilàQuy chếtuyểnsinh) vàchếđộbáocáo, lưutrữ;khenthưởngvàxửlý viphạm,giảiquyếtkhiếunại,tốcáoliênquanđếncôngtác tuyểnsinh.

 

2.Quy chếnày ápdụngđốivớicácđạihọc,họcviện,trườngđại học;các trườngcaođẳngtuyểnsinhnhóm ngànhđàotạogiáoviên(sauđâygọichunglà cáctrường),cácsởgiáodục và đàotạo(GDĐT)vàcáctổchức, cánhâncóliên quantrong việcthực hiệntuyểnsinhđạihọc(ĐH) hệchínhquy;tuyểnsinhcao đẳngnhómngànhđàotạogiáoviên(CĐSP) hệ chínhquy.

 

3. Quychế nàykhôngápdụngđối vớiviệc tuyểnsinhđihọc nước ngoài.

 

Điều 2.Tổchức tuyển sinh

 

1.Cáctrườngcósử dụngkết quảkỳ thiTHPTquốcgiađểsơtuyển,xét tuyểnthực hiệncácquyềnvà nhiệmvụsau:

 

a)Xácđịnhvàcôngbốcôngkhaitổhợpcácbàithi/mônthiđểxéttuyển vàocácngành, nhóm ngành.TrongđóToán,Ngữvăn,Ngoạingữ,KhoahọcTự nhiên,KhoahọcXã hộilàcác bàithi;cácmônthithành phầncủa bàithiKhoa học tựnhiên,bàithiKhoahọc Xã hộilàmônthi;


 

b)Căn cứ hướngdẫnxéttuyểnthẳngvàưu tiên xét tuyểncủaBộ GDĐT để quy địnhcụthểvàcôngbốcôngkhaiđiềukiệnxéttuyểnthẳngvàđiềukiệnưu tiênxéttuyểnvàocácngànhhọccủacácđốitượngquyđịnhtạikhoản2và khoản3 Điều7Quychếnày;

 

c)Cáctrườngcóthủtục sơ tuyển;cáctrườngtổchứcthiđánhgiá nănglực chuyênbiệthoặccómônthinăngkhiếukếthợpvớisửdụngkếtquảkỳthi THPTquốc gia(sauđây gọichunglàcáctrườngđặcthù):xácđịnhvàcôngbố côngkhaitrêntrangthôngtinđiệntửcủatrườngvàcácphươngtiệnthôngtin đạichúngkhácvề thờigian, hồsơ đăngkýsơ tuyển;thủtục, điềukiện đạtyêu cầusơtuyển;phươngthứctổchứcthi,đềthiminhhọađốivớicáctrườngtổ chức thiđánhgiá nănglực chuyênbiệtvà phươngthức xéttuyển.

2.Các trườngkhôngsửdụngkếtquảkỳ thiTHPTquốc giađểxéttuyển thựchiệncác quyềnvà nhiệmvụ sau:

a)Lựachọn,quyếtđịnhphươngthứctuyểnsinhquyđịnhtạiđiểmakhoản

2Điều34LuậtGiáodục đạihọc;

Giámđốccácđạihọc,học viện,Hiệutrưởngcáctrường(sauđâygọichunglàHiệutrưởng)chịutráchnhiệm tổchứcthựchiệncáckhâu:rađềthi,coithi, chấm thi(nếutổchứcthituyển);xéttuyểnvàtriệutậpthísinhtrúngtuyển;giải quyếtcáckhiếunại,tốcáoliênquanđếntuyểnsinh;

 

b)Nếusửdụngkếtquảthituyểnsinhcủacáctrườngkhácđểxéttuyển phảiquyđịnhcụthểtrongđề ántuyểnsinhcủa trường;

 

c) Có thể tổchức tuyểnsinhriêngtừngphầnchomột sốkhoa, ngành;

 

d)Đảm bảocácyêucầu:Không đểphátsinhhiệntượngcáctổchứcvàcá nhânlàcánbộ,côngchức,viênchức,nhà giáocủa nhà trườngtổchức luyệnthi; đảmbảocôngbằng,côngkhai,minhbạchtrongtuyểnsinh;khônggâykhó khăn,bức xúc đốivớithí sinhvà xãhội.

 

3.Cáctrườngsử dụng đồng thờinhiềuphươngthức tuyển sinhchomột ngànhhoặcnhóm ngành(sauđâygọichunglàngành)phảixácđịnhvàcôngbố công khaichỉ tiêucho từngphương thứctuyểnsinh;thựchiệncác quyềnvà nhiệmvụtươngứngvớitừngphươngthứcquyđịnhtạicác khoản1,2Điềunày.

 

4.Cáctrườngcóthểtổchứcnhiềuđợttuyểnsinhtrongnăm,báocáoBộ

GDĐTkếtquả tuyểnsinhtrướcngày31tháng12hằngnăm.

 

Điều 3.Đề ántuyểnsinh

 

1.  Đề ántuyểnsinhcủa trườngphảiđảmbảocác yêucầusau:

 

a)Cungcấpđầyđủcácthôngtinvềđiềukiệnđảmbảochấtlượng:cơsở vậtchất(phònghọc, phòng thựchành/thí nghiệmvàcác trangthiếtbịchínhyếu, họcliệu),độingũgiảngviên,quymôđàotạocùngmộtsốthôngtinquantrọng


 

khác trongPhụlục kèmtheoQuychếnày.

 

BộGDĐTtổchứcthẩm địnhđộclậpviệckêkhaithôngtinvềđiềukiện đảm bảochấtlượngcủacáctrường.Nếupháthiệntrườnghợpkêkhaithôngtin khôngđúngvớiđiềukiệnthựctếthìBộGDĐTsẽquyếtđịnhdừngtuyểnsinh đốivớingành/nhómngànhliênquan,đồngthờitrườngvàcánhânsaiphạmsẽ bịxửlýviphạmtheoquyđịnhtạiĐiều25củaQuychếnày;

 

Từnăm 2018trởđi, ngoàicácthôngtinnêutrên,cáctrườngphảicôngbố thêm:tổngchiphíđểđàotạo1sinhviên/năm,tỷlệsinhviênchínhquy cóviệc làm sau12thángkểtừkhitốtnghiệpcủa2khóagầnnhấtsovớinăm tuyểnsinh (theonhómngành).

 

Nhữngtrườngkhôngcôngkhai đầyđủcácthôngtintheoquyđịnhnàythì khôngđược thôngbáotuyểnsinh.

 

b)Quyđịnhchỉtiêutuyểnsinhtheocáchìnhthứctuyểnsinhkhácnhau

(nếucó);ngưỡngđảmbảochấtlượngđầuvàotheoquyđịnhcủa Quychếnày;

 

c) Quyđịnhrõvề việc trườngcósử dụnghaykhôngsử dụngkếtquả miễn thibàithimônngoạingữ,điểmthiđượcbảolưutheoquyđịnhtạiQuy chếthi THPTquốcgiavà xét côngnhậntốtnghiệpTHPTđể tuyểnsinh;

 

d)ĐốivớitrườngđàotạotrìnhđộCĐSPxéttuyểnhọcsinhtốtnghiệp trungcấpphảiquyđịnhrõcáchthứcxéttuyểnvàongànhhọc phùhợp;

 

đ)Đốivớicácngànhnăngkhiếu thuộc khốingành vănhóa-nghệ thuật, điểmxéttuyểncủacácmônvănhóaphảiđápứngyêucầutốithiểuđểhoàn thànhchương trình phổ thôngđược BộVănhóa, Thể thaovàDulịch,BộGDĐT chấpthuận.

 

2.Cáctrườngđào tạosưphạm cóthểmởrộngdiệnxéttuyểnthẳng(ngoài quy địnhtạikhoản2,3Điều7củaQuy chếnày)đốivớicác họcsinhđãtốt nghiệptrườngTHPT chuyêncủacáctỉnh, thànhphốvàocác ngànhphùhợp với mônhọcchuyênhoặcmônđoạtgiảinếuđápứngđiềukiện:banăm họcTHPT chuyêncủatỉnhđạthọcsinhgiỏihoặcđoạtgiảinhất,nhì,batrongcáckỳthi họcsinhgiỏidocấptỉnhtrởlêntổchứcvàcácđiềukiệnkhácdotrườngquy địnhtrongđề ántuyểnsinhcủa trường.

 

3.Tấtcảcáctrườngđềuphảixây dựngvàcôngkhaiĐềántuyểnsinhtrên trang thôngtinđiệntửcủatrườngvà trênCổng thông tintuyểnsinh củaBộ GDĐTtrướckhi thísinh đăngkýdự thikỳ thiTHPTquốcgia;chịu trách nhiệm giảitrìnhvềcácnội dung củaĐềán;đồngthời,gửi vềBộGDĐT đểphụcvụ côngtác thanhtra,kiểmtra.


 

Điều 4.Chỉđạocôngtác tuyển sinh

 

BộGDĐTbanhành các vănbảnhướngdẫn vềcôngtác tuyểnsinhchính quy đốivớicáctrường;thốngnhấtquảnlý,chỉđạocáctrườngtrongcôngtác tuyểnsinh.

 

Điều 5.Hoạt độngthanh tracôngtác tuyển sinh

 

1.BộGDĐTtổchứcthanhtra,kiểmtracôngtáctuyểnsinhcủacáctrường

vàcủa các cơ quan,tổchứcthamgia côngtác tuyểnsinh.

 

2.Cácbộ,ngành;uỷ bannhândântỉnh, thànhphốtrựcthuộctrungương (sauđây gọichunglàUBNDcấptỉnh)tổchứckiểm tracôngtáctuyểnsinhđối vớicác trườngtrực thuộc theothẩmquyền.

 

3.ChánhThanh traBộGDĐTquyếtđịnhthanhtravàthànhlậpđoànthanh tracông tác tuyểnsinh; trường hợpcầnthiếtBộ trưởngBộGDĐTquyếtđịnh thanhtra vàthànhlậpđoànthanhtra côngtác tuyểnsinhtheoquyđịnh.

 

4.ChánhThanh traSởGDĐT quyếtđịnhthanhtra vàthànhlậpđoànthanh tracôngtáctuyểnsinh;trườnghợpcầnthiếtGiám đốcSởGDĐTquyếtđịnh thanhtravàthànhlập đoànthanhtracôngtáctuyểnsinhđốivớicơsởgiáodục trực thuộc UBNDcấptỉnh.

 

5.Hiệutrưởngcáctrườngtổchứcthanhtra,kiểm tracôngtáctuyểnsinh trongcơ sở theoquyđịnh.

 

6.Trìnhtự,thủ tụctổchứcthanhtra,kiểm tratheoquy địnhcủaphápluật về thanhtra,kiểmtra và hướngdẫncủaBộ GDĐT.

 

7.Nhữngngườicóngườithân(con,vợ,chồng,bố,mẹ,anh,chị,emruột của  mìnhvàcủavợhoặcchồng)dựthihayxéttuyểnvàocáctrườngkhông được thamgia côngtác thanhtra, kiểmtra côngtác tuyểnsinhtrongnămđó.

 

Điều 6.Điều kiện thamgiatuyểnsinh củathísinh

 

1.ĐãtốtnghiệpTHPT(theohìnhthứcgiáodụcchínhquyhoặcgiáodục

thườngxuyên)hoặcđãtốtnghiệptrungcấp,sauđâygọichunglàtốtnghiệp trunghọc;

 

Ngườitốt nghiệp trungcấpnhưngchưacóbằng tốtnghiệpTHPT phảihọc và được côngnhận hoànthànhcác mônvăn hóa trongchương trìnhgiáodục THPTtheoquyđịnhcủa BộGDĐT.

 

2.Cóđủsứckhoẻđểhọctậptheoquyđịnhhiệnhành.Đốivớingười khuyếttậtđượcUBNDcấptỉnhcôngnhậnbịdịdạng,dịtật,suygiảm khảnăng tựlựctrongsinhhoạtvàhọctậpdohậuquảcủachấtđộchoáhọclàconđẻcủa

ngườihoạtđộngkhángchiến bịnhiễmchấtđộc hoá học:Hiệutrưởngcác trường

xemxét,quyếtđịnhcho dự tuyểnsinhvào cácngànhhọcphùhợpvớitìnhtrạng


 

sứckhoẻ.

 

3. Trongđộtuổiquyđịnhđốivớinhữngtrường,ngànhcóquyđịnhvề tuổi.

 

4.Đạtcácyêucầusơtuyển,nếuđăngkýxéttuyển(ĐKXT)hoặcdựthi

vàocác trườngcóquyđịnhsơ tuyển.

 

5.Cóhộkhẩuthườngtrúthuộcvùngtuyểnquyđịnh,nếuĐKXThoặcdự thivàocác trườngcóquyđịnhvùngtuyển.

 

6.Quân nhân;sĩ quan, hạ sĩ quan,chiến sĩnghĩa vụ trongCôngan nhân dân tại ngũ chỉ được dựtuyểnvào những trườngdo Bộ Quốc phònghoặc Bộ Công an quyđịnhsaukhiđãđượccấpcóthẩm quyềnchophépđihọc;quânnhântạingũ sắphếthạnnghĩavụquânsựtheoquy định,nếuđượcThủtrưởngtừcấptrung đoàntrởlênchophép,thìđượcdựtuyểntheonguyệnvọngcá nhân,nếutrúng tuyểnphải nhập họcngaynămđó,không đượcbảolưusangnămhọcsau.

 

Điều 7.Chínhsáchưutiên trongtuyểnsinh

 

1.Chínhsáchưutiêntheođốitượng.

 

a) Nhómưutiên1 (UT1) gồmcác đốitượng:

 

-Đốitượng01:CôngdânViệtNam làngườidântộcthiểusốcóhộkhẩu thườngtrú(trongthờigianhọcTHPThoặctrungcấp)trên18thángtạiKhuvực

1quyđịnhtạiđiểmckhoản4 Điều7của Quychếnày;

 

-Đốitượng02:Côngnhântrựctiếpsảnxuấtđãlàm việcliêntục5năm trở lên,trongđócóítnhất2năm làchiếnsĩthi đua đượccấptỉnhtrởlêncôngnhận và cấpbằngkhen;

 

- Đốitượng03:

 

+Thươngbinh,bệnhbinh,ngườicó“Giấy chứngnhậnngườiđượchưởng chínhsáchnhưthươngbinh”;

 

+Quânnhân;sĩquan, hạ sĩquan,chiếnsĩnghĩa vụtrongCôngan nhândân tạingũđược cửđihọc cóthờigianphục vụtừ 12thángtrởlêntạiKhuvực1;

 

+Quânnhân;sĩquan,hạsĩquan,chiếnsĩnghĩavụtrongCông annhândân tạingũđược cửđihọc cóthờigianphục vụtừ 18thángtrởlên;

 

+Quânnhân;sĩquan,hạ sĩquan,chiếnsĩnghĩa vụtrongCôngan nhândân đãxuấtngũ,đượccôngnhậnhoànthànhnghĩavụphụcvụtạingũtheoquy định;

 

+Cácđốitượngưutiênquyđịnhtạiđiểmi,k,l,m khoản1Điều2Pháp lệnhsố26/2005/PL-UBTVQH11ngày 29tháng6năm 2005đượcsửađổi, bổ sungtheoPháp lệnhsố04/2012/UBTVQH13ngày 16tháng7năm 2012củaỦy banthườngvụQuốchộivề việc ưuđãingườicó côngvớicách mạng;


 

- Đốitượng04:

 

+ Conliệtsĩ;

 

+ Conthươngbinhbịsuygiảmkhả nănglaođộngtừ81%trởlên;

 

+ Conbệnhbinhbịsuygiảmkhả nănglaođộngtừ81%trởlên;

 

+Concủangườihoạtđộngkhángchiếnbịnhiễmchấtđộchoáhọccótỷlệ

suygiảmkhả nănglaođộng81%trở lên;

 

+Concủangười được cấp“Giấy chứng nhậnngườihưởngchínhsáchnhư thươngbinh“màngườiđượccấp“Giấychứngnhậnngườihưởngchínhsách nhưthươngbinh“bị suygiảmkhả nănglaođộng81%trở lên;

 

+ ConcủaAnhhùnglực lượngvũtrang,concủa Anhhùnglaođộng;

 

+Ngườibịdịdạng,dịtậtdohậuquảcủachấtđộchóahọcđanghưởngtrợ

cấphằngthánglà conđẻ của ngườihoạtđộngkhángchiến;

 

+Concủangườicócôngvớicáchmạngquyđịnhtạiđiểma,b,dkhoản1

Điều2Pháplệnhsố26/2005/PL-UBTVQH11ngày29tháng6năm2005được sửađổi,bổsungtheoPháplệnhsố04/2012/UBTVQH13ngày16tháng7năm

2012 vềviệc ưuđãingườicócôngvớicáchmạng.

 

b) Nhómưutiên2(UT2) gồmcác đốitượng:

 

- Đốitượng05:

 

+ Thanhniênxungphongtậptrungđượccử đihọc;

 

+Quânnhân;sĩquan, hạ sĩquan,chiếnsĩnghĩa vụtrongCôngan nhândân tạingũđượccửđihọccóthờigianphụcvụdưới12thángởKhuvực1vàdưới

18thángkhôngở Khuvực1;

 

+Chỉhuy trưởng,Chỉhuy phóbanchỉhuy quânsựxã,phường,thịtrấn; Thônđộitrưởng,Trungđội trưởngDânquân tự vệ nòngcốt,Dânquân tự vệ đã hoànthànhnghĩavụthamgiaDânquântựvệnòngcốttừ12thángtrởlên,dự thivàongànhQuânsựcơsở.Thờihạntốiđađược hưởngưutiênlà18tháng kể từngàykýquyếtđịnhxuấtngũđếnngàydựthihayĐKXT;

 

- Đốitượng06:

 

+CôngdânViệtNam làngườidân tộcthiểusốcóhộkhẩuthườngtrúở ngoàikhuvựcđã quyđịnhthuộcđốitượng01;

 

+Conthươngbinh, con bệnhbinh,concủa người được hưởngchính sách nhưthươngbinhbịsuygiảmkhả nănglaođộngdưới81%;

 

+Concủangườihoạtđộngkhángchiếnbịnhiễm chấtđộchóahọccótỷ lệ suygiảmkhả nănglaođộngdưới81%;


 

+Concủangườihoạtđộngcáchmạng,hoạtđộngkhángchiếnbịđịchbắt tù,đày;

 

+Concủangườihoạtđộngkhángchiếngiảiphóngdântộc, bảo vệTổquốc vàlàm nghĩavụquốctếcógiấychứngnhậnđượchưởngchếđộưutiêntheoquy địnhtạiNghịđịnhsố31/2013/NĐ-CPngày09tháng4năm 2013củaChínhphủ quy địnhchitiết,hướngdẫnthihànhmộtsốđiềucủaPháplệnh Ưuđãingườicó côngvớicáchmạng;

 

+ Concủangườicócônggiúpđỡ cáchmạng;

 

- Đốitượng07:

 

+Ngườikhuyếttậtnặngcógiấy xácnhậnkhuyếttậtcủacơ quancóthẩm quyềncấptheoquy địnhtạiThôngtưliêntịchsố37/2012/TTLT-BLĐTBXH- BYT-BTC-BGDĐTngày28tháng12năm2012củaBộLaođộng-Thương binhvàXãhội,BộYtế,Bộ TàichínhvàBộGDĐTquyđịnhvềviệc xácđịnh mức độkhuyếttậtdoHộiđồngxácđịnhmức độkhuyếttậtthựchiện;

 

+Ngườilaođộngưutúthuộctấtcảcácthànhphầnkinhtếđượctừcấp tỉnh,Bộtrởlêncôngnhậndanhhiệuthợgiỏi, nghệnhân, đượccấpbằnghoặc huyhiệuLaođộngsángtạocủaTổngLiênđoànLaođộngViệtNamhoặc TrungươngĐoànTNCS HồChíMinh;

 

+ Giáoviênđã giảngdạyđủ3nămtrởlênthivàocác ngànhsưphạm;

 

+Ytá,dượctá,hộlý,kỹthuậtviên,ysĩ,dượcsĩtrungcấpđãcôngtácđủ

3nămtrởlênthivàocác ngànhy,dược.

 

c)Nhữngđốitượngưutiênkhácđãđượcquyđịnhtrongcácvănbảnpháp

luậthiệnhànhsẽ doBộ trưởngBộGDĐTxemxét,quyếtđịnh.

 

d)Ngườicónhiềudiệnưutiêntheođốitượngchỉđược hưởng mộtdiệnưu tiêncaonhất.

 

2.Các đốitượngđược xéttuyểnthẳngvàocác trường:

 

a)Anhhùnglaođộng,Anhhùnglựclượngvũtrangnhândân,Anhhùng laođộngtrongthờikỳkhángchiến,Chiếnsĩthiđuatoànquốcđãtốtnghiệp trunghọc;

 

b)Ngườiđãtrúngtuyểnvàocáctrường,nhưngngay năm đócólệnhđiều độngđinghĩavụquânsựhoặcđithanhniênxungphongtậptrungnay đãhoàn thànhnghĩavụ, đượcphụcviên, xuấtngũmàchưa đượcnhận vào họcởmột trườnglớpchínhquy dàihạnnào, đượctừcấptrungđoàntrongquânđộihoặc Tổngđộithanhniênxungphonggiớithiệu,nếucóđủcácđiềukiệnvàtiêu chuẩnvềsứckhoẻ,cóđầy đủcácgiấy tờhợplệthìđượcxem xétnhậnvàohọc tạitrườngtrướcđâyđãtrúngtuyển.Nếuviệchọctậpbịgiánđoạntừ3nămtrở


 

lênvàcácđốitượngđượcxéttuyểnthẳngcónguyệnvọng,thìđượcxemxét giớithiệuvàocác trường,lớpdựbịđể ôntậptrước khivàohọcchínhthức;

 

c)Thísinhtham dựkỳ thichọnđộituyểnquốcgia dựthiOlympic quốctế, trongđộituyểnquốc giadựCuộcthikhoahọc, kỹ thuậtquốctếđãtốtnghiệp THPTthìđượcxéttuyểnthẳngvàoĐHtheongànhphùhợpvớimônthihoặc nộidungđềtài dựthicủa thísinh.Thísinhtrongđộituyểnquốc giadự thi Olympicquốctế, dự Cuộcthikhoahọc,kỹ thuậtquốctếnếuchưa tốtnghiệp THPTsẽ được bảolưukếtquảđến hếtnămtốtnghiệpTHPT;

 

d)Thí sinh đã tốt nghiệpTHPT là thành viênđội tuyển quốc gia,được Bộ Vănhoá,Thểthaovà Dulịchxácnhậnđã hoànthànhnhiệmvụthamgiathi đấu trongcác giảiquốctếchínhthức, baogồm:Giảivôđịchthếgiới,Cúpthếgiới, Thếvận hộiOlympic, ĐạihộiThể thaochâuÁ(ASIAD),Giải vô địchchâuÁ, CúpchâuÁ,GiảivôđịchĐôngNam Á,ĐạihộiThểthaoĐôngNam Á(SEA Games),CúpĐôngNam ÁđượcxéttuyểnthẳngvàocáctrườngĐH,CĐSPthể dục,thểthao(TDTT)hoặccácngànhTDTTcủacáctrườngtheoquy địnhcủa từngtrường.

 

đ)Thí sinhnăng khiếunghệthuậtđãtốt nghiệpTHPT hoặc tốtnghiệp trungcấpcác trườngnăng khiếunghệthuật, đoạt giảichínhthức trongcáccuộc thinghệ thuậtquốctế vềca,múa, nhạcđược xéttuyểnthẳngvàohọccácngành tươngứng trìnhđộĐH,CĐSPcủacác trườngnăngkhiếu,nghệthuậttheo quy địnhcủatừngtrường;

 

NhữngthísinhđoạtgiảicácngànhTDTT,năngkhiếunghệthuật,thời gianđượctínhđểhưởngưutiênlàkhôngquá4năm tínhđếnngàydựthihoặc xéttuyểnvàotrường.

 

e)Thísinhđoạtgiảinhất,nhì,batrongkỳthichọn họcsinhgiỏiquốcgia; thísinhđoạtgiảinhất, nhì,batrongCuộc thikhoahọc,kỹthuật cấpquốc gia,đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợpvới mônthi hoặc nộidungđề tàidự thimà thísinhđãđoạtgiải.

 

Thísinhđoạtgiảikhuyếnkhíchtrongkỳ thichọn họcsinhgiỏiquốcgia; thísinhđoạtgiảikhuyếnkhíchtrongCuộcthikhoahọc,kỹthuậtcấpquốcgia, đãtốtnghiệpTHPT,được xéttuyểnthẳngvàoCĐSP theongànhphùhợpvới mônthihoặc nộidungđềtài dự thimà thísinhđãđoạtgiải;

 

Thísinhđoạtgiảitrongkỳ thichọnhọcsinh giỏi quốc gia, đoạtgiảitrong Cuộcthikhoahọc,kỹthuậtcấpquốc gia, nếuchưatốtnghiệpTHPTđượcbảo lưuđếnhếtnămtốtnghiệpTHPT;

 

g)Đốivớithísinhlàngườikhuyếttậtđặcbiệtnặngcógiấy xácnhận khuyếttậtcủacơquancóthẩmquyềncấptheoquyđịnh:Hiệutrưởngcác


 

trườngcăncứvàokếtquảhọctậpTHPTcủahọcsinh(họcbạ),tìnhtrạngsức khỏevà yêucầucủangànhđàotạo đểxemxét, quyết địnhchovàohọc;

 

h)Đốivớithísinhlàngườinướcngoài,cónguyệnvọnghọctạicác trườngĐH,CĐSPViệtNam:Hiệutrưởngcác trườngcăncứ kếtquảhọctập THPTcủahọcsinh(bảngđiểm),kếtquảkiểm trakiếnthứcvànănglựctiếng Việttheoquyđịnhcủa trườngđể xemxét,quyếtđịnhchovàohọc;

 

i)Thísinhcóhộkhẩuthườngtrútừ3nămtrởlên,học3nămvàtốt nghiệpTHPTtạicác huyệnnghèo(họcsinhhọc phổthôngdân tộcnộitrútính theo hộkhẩuthườngtrú), tính đến ngàynộp hồsơĐKXT theoquyđịnh tại Nghị quyết  số  30a/2008/NQ-CP ngày  27 tháng 12 năm2008 của Chính  phủ về Chươngtrìnhhỗtrợgiảm nghèonhanhvàbềnvữngđốivới61huyệnnghèovà Quyếtđịnhsố293/QĐ-TTgngày05tháng02năm 2013củaThủtướngChính phủvềviệchỗtrợcómụctiêu từngânsáchtrungươngcho23huyệncó tỷlệhộ nghèocaođượcápdụngcơchế, chínhsáchđầutưcơsở hạ tầngtheoquy định củaNghịquyếtsố30a/2008/NQ-CPvềChươngtrìnhhỗtrợgiảmnghèonhanh và bềnvữngđốivới 61huyệnnghèo; thí sinhlà ngườidântộc rất ítngườitheo quy địnhhiệnhànhcủaThủtướngChínhphủvàthísinh20huyệnnghèobiên giới, hảiđảothuộckhuvực TâyNamBộ;

 

Nhữngthísinhnàyphải học bổ sungkiếnthức1 nămhọc trướckhivàohọc

chínhthức.ChươngtrìnhbổsungkiếnthứcdoHiệutrưởngcáctrườngquyđịnh.

 

k)Ngườicóbằngtrungcấpngànhsưphạmloạigiỏitrởlên;ngườicó bằngtrungcấpngànhsưphạm loạikhácóítnhất02năm làm việctheochuyên ngànhhoặcnghềđãđượcđàotạo, đápứngquy địnhtạikhoản1Điều6củaQuy chếnàyđược xéttuyểnthẳngvàocùngngànhsư phạmtrìnhđộcaođẳng.

 

3. Thí sinhkhông dùng quyềnxét tuyểnthẳng đượcưu tiên xéttuyểnvào các trườngĐH,CĐSP.

 

a)Đốivớithísinhđoạtgiảitrongkỳ thichọnhọcsinhgiỏiquốcgia,đoạt giải trongCuộcthikhoa học,kỹ thuật cấp quốc giavàđã tốt nghiệp trung học,nếu cókếtquảthiTHPTquốcgiađápứngtiêuchíđảm bảochấtlượngđầuvàoquy địnhcủaQuychếnày,Hiệutrưởngcáctrườngxemxét,quyếtđịnhchovàohọc;

 

b)Thísinhđoạthuy chươngvàngcácgiảivôđịch hạngnhấtquốcgiatổ chứcmột lầntrongnămvàthísinhđược UỷbanTDTT cóquyếtđịnhcôngnhận làkiện tướngquốcgiađãtham dự kỳ thiTHPT quốcgia,khôngcómônnàocó kếtquảtừ1,0điểm trởxuống,đượcưutiênxéttuyểnvàoĐHTDTThoặccác ngànhTDTTtươngứngtheoquyđịnhcủatừngtrường.

 

Thísinhđoạthuychươngbạc,huychươngđồngcácgiảivôđịchhạng nhấtquốcgiatổchức1lầntrongnămvàthísinhđượcUỷbanTDTTcóquyết


 

địnhcôngnhậnlà vậnđộngviêncấp1quốcgiađãtham dự kỳthiTHPTquốc gia,khôngcómônnàocókếtquảtừ1,0điểm trởxuống,đượcưutiênxéttuyển vàoCĐSP TDTThoặc các ngànhTDTTtươngứngcủacác trường;

 

c)Thísinh năngkhiếunghệ thuật đãtốtnghiệptrunghọc hoặc tốt nghiệp trungcấpcác trườngnăng khiếunghệthuật, đoạt giảichínhthức trongcáccuộc thinghệthuậtchuyênnghiệpchínhthứctoànquốcvềca,múa,nhạcđãtham dự kỳthiTHPTquốcgia,khôngcómônnàocókếtquảtừ1,0điểmtrởxuống,

đượctrườngĐH,CĐSP ưutiênxéttuyểntheoquyđịnhcủa từngtrường;

 

NhữngthísinhđoạtgiảicácngànhTDTT,năngkhiếunghệthuậtthời gianđượctínhđểhưởngưutiênlàkhôngquá4năm tínhđếnngàydựthihoặc xéttuyểnvàotrường.

 

4.Chínhsáchưutiêntheokhuvực

 

a)Thísinhhọcliên tụcvàtốtnghiệptrunghọctạikhu vựcnàothìhưởngưu tiêntheokhuvực đó.Nếutrong3năm họcTHPT(hoặc trongthờigianhọc trung cấp)cóchuyểntrườngthìthờigianhọcở khuvựcnàolâuhơnđược hưởngưutiên theokhuvựcđó.Nếumỗinăm họcmộttrườngthuộccáckhuvựccómứcưutiên khácnhauhoặcnửathờigianhọcởtrườngnày,nửathờigianhọcởtrườngkiathìtốt nghiệpởkhuvực nào,hưởngưutiêntheokhuvực đó.Quyđịnhnàyáp dụngchotất cảthísinh,kểcảthísinhđãtốtnghiệptừtrướcnămtuyểnsinh.

 

b)Cáctrườnghợpsauđâyđượchưởngưutiênkhuvựctheohộkhẩu

thườngtrú:

 

- Học sinhcáctrườngphổthôngdântộc nộitrú;

 

- Học sinhcáctrường,lớpdự bịĐH;

 

-HọcsinhcáclớptạonguồnđượcmởtheoquyếtđịnhcủacácBộ,cơ

quanngangBộhoặcUBNDcấp tỉnh;

 

-Họcsinhcóhộkhẩuthườngtrú(trongthờigianhọcTHPThoặc trung cấp)trên18thángtạicácxãkhuvựcIIIvàcácxãcóthônđặcbiệtkhókhăn thuộcvùngdântộcvàmiềnnúitheoquy địnhcủaBộtrưởng,Chủnhiệm Ủyban Dân tộc; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãingang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệtkhókhăn,xãbiêngiới,xãantoànkhuvàodiệnđầutưcủa Chươngtrình135 theoquy địnhcủaThủtướngChínhphủnếuhọcTHPT(hoặctrungcấp)tạiđịa điểmthuộchuyện,thịxãcóít nhấtmộttrongcácxãthuộcdiện nóitrên;

 

-Quânnhân;sĩquan,hạsĩ quan,chiếnsĩnghĩavụtrongCôngannhândân đượccửđidự thi, nếuđóngquântừ 18thángtrởlêntạikhuvựcnàothìhưởngưu tiêntheokhuvựcđóhoặctheohộkhẩuthườngtrútrướckhinhậpngũ,tùytheokhu vựcnàocómứcưutiêncaohơn; nếudưới18thángthìhưởngưutiênkhu vựctheo hộkhẩuthườngtrútrướckhinhậpngũ.


 

c) Các khu vực tuyểnsinhđượcphânchia nhưsau:

 

Khuvực 1 (KV1)gồm:

 

CácxãkhuvựcI,II,IIIthuộcvùngdântộcvàmiềnnúitheoquyđịnh hiện hành tươngứng vớithời gian họcTHPT hoặctrungcấpcủathí sinh; các xã đặc biệt khókhăn vùng bãi ngang venbiểnvà hải đảo;các xã đặcbiệtkhó khăn, xã biêngiới,xã an toànkhu vàodiện đầutư củaChương trình135theoquyđịnh của Thủ tướngChínhphủ.

 

- Khuvực 2 - nôngthôn(KV2-NT) gồm:

 

Các địa phươngkhôngthuộc KV1, KV2,KV3;

 

- Khuvực 2 (KV2)gồm:

 

Cácthịxã,thànhphốtrựcthuộctỉnh;cácthịxã,huyệnngoạithànhcủa

thànhphố trựcthuộctrungương(trừcác xã thuộc KV1);

 

- Khuvực 3 (KV3)gồm:

 

Cácquậnnộithànhcủathànhphốtrựcthuộctrungương.Thísinhthuộc

KV3khôngthuộc diệnhưởngưutiênkhuvực.

 

5. Khungđiểmưutiêntheođốitượngvà khuvực

 

Mứcchênhlệchđiểmtrúngtuyểngiữahainhómđốitượngkếtiếplà1,0

(mộtđiểm),giữahaikhuvựckếtiếplà0,5(nửađiểm)tươngứngvớitổngđiểm

3bàithi/mônthi(trongtổhợpmônxéttuyển)khôngnhânhệsốtheothang

điểm10.

 

ChươngII

 

TỔ CHỨC, NHIỆMVỤVÀQUYỀNHẠNCỦACÁCTRƯỜNG

TRONG CÔNG TÁCTUYỂNSINH

Điu8.Tổchức,nhiệmvụvàquyềnhạncủaHộiđồngtuyểnsinhtrường

1.HiệutrưởngcáctrườngraquyếtđịnhthànhlậpHộiđồngtuyểnsinh

(HĐTS) để điềuhành các côngviệc liênquanđếncôngtáctuyểnsinh.

 

2. Thànhphầncủa HĐTS trườnggồmcó:

 

a) Chủtịch:Hiệutrưởnghoặc PhóHiệutrưởng;

 

b) PhóChủtịch:PhóHiệutrưởng;

 

c)Uỷviênthườngtrực:TrưởngphònghoặcPhóTrưởngphòngĐàotạo

(hoặcPhòngKhảothí);

 

d)Cácuỷviên:MộtsốTrưởngphòng,Trưởngkhoa,Trưởngbộmônvà cánbộcôngnghệthôngtin.


 

Nhữngngườicóngườithân(con,vợ,chồng,bố,mẹ,anh,chị,emruột của  mìnhvàcủavợhoặcchồng)dựthihayxéttuyểnvàotrườngkhôngđược thamgia HĐTS của trường và các bangiúpviệcHĐTS trườngtrongnămđó.

 

3. Nhiệmvụ và quyền hạncủa HĐTS trường.

 

a) Tổchứctriểnkhaicác phươngántuyểnsinhđãlựa chọn;

 

b)Giảiquyếtthắcmắcvàkhiếunại,tốcáoliênquanđếncôngtáctuyểnsinh;

 

c) Thuvà sửdụng lệphítuyểnsinh,lệphíxéttuyển;

 

d)Tổngkếtcôngtáctuyểnsinh;quyếtđịnhkhenthưởng,kỷluậttheoquyđịnh;

 

đ)BáocáokịpthờikếtquảcôngtáctuyểnsinhchoBộGDĐTvàcơquan

trựctiếpquảnlýtrường(Bộ, Ngành, UBNDcấptỉnh).

 

4. Nhiệmvụ và quyền hạncủa ChủtịchHĐTS trường.

 

a)Tổchứcthựchiệnvàchịutráchnhiệmvềcôngtáctuyểnsinhcủa

trường;

 

b)Báocáo vớiBộGDĐTvàcáccơquancótráchnhiệm vềcôngtáctuyển sinhcủatrường;

 

c)ThànhlậpcácbangiúpviệcchoHĐTStrườngđểtriểnkhaicôngtác

tuyểnsinh.

 

5.PhóChủtịchHĐTS trườngthựchiệncác nhiệmvụ được ChủtịchHĐTS phâncông và thaymặtChủ tịchHĐTSgiảiquyếtcông việc khiChủ tịchHĐTS uỷquyền.

 

Điều 9.Tổchức,nhiệmvụ vàquyền hạncủaBan thưkýHĐTS trường

 

1. ThànhphầnBanThưkýHĐTS trườnggồmcó:

 

a) Trưởngbando Uỷviênthườngtrực HĐTS trườngkiêmnhiệm;

 

b)Cácuỷ viên:mộtsốcánbộPhòngĐàotạo hoặcPhòngKhảo thí,các khoa,phòngvà cán bộcôngnghệ thôngtin.

 

2.Nhiệm vụvàquyềnhạncủaBanthưkýHĐTScủatrường sửdụngkết quả kỳthiTHPTquốc giađểsơ tuyển,xéttuyển:

 

a)Cập nhật lênCổngthông tin tuyểnsinhcủaBộGDĐTtấtcả cácthông tin

củatrường theoquyđịnh tại Điều 13củaQuychếnàyđểthựchiệnxét tuyển;

 

b) Dựkiếnphươngánđiểmtrúngtuyển,trìnhHĐTS quyếtđịnh;

 

c) Lậpdanhsáchthísinhtrúngtuyển;

 

d) Triệutậpthísinhtrúngtuyển;


 

đ)Kiểmtrahồ sơ của thísinhtrúngtuyểntheoquyđịnh tại Điều 14,15 của

Quychế này;

 

e) Thực hiệncác nhiệmvụkhác doChủtịchHĐTS giao.

 

3.NhiệmvụvàquyềnhạncủaBanthưkýHĐTStrườngđốivớitrường

khôngsử dụngkếtquả kỳthiTHPTquốcgia để sơtuyển,xéttuyển:

 

a)Côngbốcácthôngtinliênquanđếnđiềukiện,hồsơ,thờigianvàđịa

điểmđăngkýdựthi,xéttuyểntrêntrangthôngtinđiệntửcủatrườngvàcác phươngtiệnthôngtinđạichúngkhác;

 

b)ThựchiệncácnhiệmvụkháccủaBanthưkýtheoquyđịnhcủaQuychế

thiTHPTquốcgiavà xétcôngnhậntốtnghiệpTHPTnếuthựchiệnthituyển. c) Thực hiệncác nhiệmvụkhác doChủtịchHĐTS giao.

Điều10.Tổchức,nhiệm vụ vàquyềnhạncủacácban chuyênmôn đối vớitrườngtuyểnsinhbằngphươngthứcthituyểnhoặcthituyểnkếthợp vớixét tuyển

 

1.Các banchuyênmônđốivớitrường tuyểnsinh bằngphươngthứcthi tuyểnhoặcthituyểnkếthợpvớixéttuyểngồm:BanThưký,BanĐềthi,Ban Coithi,BanChấmthi,BanPhúc khảo.

 

2.Tổchức,nhiệmvụvàquyềnhạncủacácBanchuyênmôncủacác trườngtổchứcthituyểnthực hiệntheoquyđịnhcủa Quychế thiTHPTquốc gia và xétcông nhậntốt nghiệpTHPT.Hiệutrưởngcác trườngtổchức thicác môn năngkhiếu,thiđánhgiá nănglựcchuyênbiệt,cóthểbanhànhQuy chếtuyển sinhcủatrườngsaukhitham khảoýkiếncủaHộiđồngKhoahọcvàĐàotạo trường,côngbốcông khai trêntrang thôngtinđiệntửcủa trường và gửivềBộ GDĐTđể báocáo.

ChươngIII

 

TUYỂNSINHTẠICÁCTRƯỜNG

SỬ DỤNG KẾT QUẢCỦA KỲTHITHPT QUỐCGIA

 

Điều 11. Nguyên tắclựachọn tổhợp cácbàithi/môn thi để xét tuyển

 

1.Nhữngtrườngsửdụngtổhợpcácbài thi/mônthimớingoàicác khốithi truyềnthống(khốithimàtrườngđã sửdụngtừnăm 2014trởvềtrước)đểxét tuyểnchomộtngànhcần dành ítnhất25%chỉ tiêucủa ngành đóđể xéttuyển theocác khốithitruyềnthống.Quyđịnhnàychỉ thựchiệntrongnăm2017.

 

2.Việcthêmcáctổhợpbàithi/mônthimớiđểxéttuyểnđượcthựchiệntheo

nguyêntắc:


 

a)Sửdụngkết quảcủa3 bàithi/mônthi, trongđócóítnhấtmộttrong hai bàithiToán, Ngữ vănđể xéttuyển.Các bàithi/mônthiđưavàotổ hợp để xét tuyểnphảigắnvớiyêucầucủangànhđàotạo;khôngsửdụngnhiềuhơn4tổ hợpbàithi/mônthiđể xéttuyểnchomộtngành;

 

b)Đối với các trường,ngành năngkhiếu, sửdụng kếtquả của3 bàithi/môn thi, trongđó,cóít nhấtmộtbài thiToánhoặcNgữvăn kết hợp với kết quảthi năngkhiếuđể xéttuyển.

 

3.Tùy theoyêucầucủangànhđào tạo,cáctrườngcóthểquy địnhbài thi/mônthichínhđược nhânhệ sốkhixéttuyển.

 

Điều 12.Ngưỡngđảmbảochất lượngđầu vào

 

1.Năm2017,BộGDĐTquyđịnhngưỡngđảmbảochấtlượngđầuvàonhưsau:

 

a)CăncứkếtquảcủakỳthiTHPTquốcgia,BộGDĐTxácđịnhngưỡng

đảmbảochấtlượngđầuvàoĐHđể các trường xâydựngphươngánxéttuyển.

 

b)CáctrườngĐHđóngtrênđịabàncáctỉnhthuộckhuvựcTâyBắc,Tây

NguyênvàTâyNam Bộđượcxéttuyểnnhữngthísinhcóhộkhẩuthườngtrútừ

3năm trởlên,học3năm liêntụcvàtốtnghiệptrung học tạicáctỉnhthuộckhu vựcnàyvớikếtquảthi(tổngđiểm 3bàithi/mônthicủatổhợpdùng đểxét tuyển)thấphơnngưỡngđảmbảochấtlượngđầuvào1,0điểm(theothangđiểm

10)vàphảihọcbổsungkiếnthứcmộthọckỳtrướckhivàohọcchínhthức.

Chươngtrìnhbổsungkiếnthức doHiệutrưởngcác trườngquyđịnh.

 

2.Từnăm2018trởđi,khicáctrườngđãcôngkhaiđầyđủvàchuẩnxác cácthôngtintheoquyđịnhtạiđiểm akhoản1Điều3củaQuychếnày thìmỗi trườngtựxácđịnhngưỡngđảmbảochấtlượng đầuvàochotrườngmình.

 

Điều 13.Tổchức xéttuyển

 

1. Nguyêntắc xéttuyển:

 

a)ThísinhcóđủcácđiềukiệnquyđịnhtạiĐiều6củaQuychếnàyvà đápứngyêucầucủa trườngcóquyềnĐKXT;

 

b)Thí sinh đượcĐKXT khônggiới hạnsốnguyệnvọng,sốtrường vàphải sắpxếpnguyệnvọng theothứ tự ưutiêntừ caoxuốngthấp(nguyệnvọng1 là nguyệnvọngcaonhất).Trongxéttuyểnđợt1,đốivớitừngtrường,ngành,thí sinhđược xéttuyển bìnhđẳngtheokết quảthi,khôngphânbiệt thứ tựưutiên của nguyệnvọngđăngkýtrừquyđịnhtạiđiểmc khoảnnày.Đốivớimỗithísinh,nếu ĐKXTvàonhiềutrường/ngànhthìviệc xéttuyểnđượcthựchiệntheothứtựưu tiêncủa các nguyệnvọng;thísinhchỉtrúngtuyểnvào1nguyệnvọngưutiêncao nhất cóthểtrongdanh sách các nguyện vọngđã đăng ký.Thí sinh ĐKXTvào các


 

trườngthuộcBộCôngan,BộQuốcphòng,ngoàicácquyđịnhnàycònphảithực hiệncácquyđịnh,hướngdẫncủaBộ liên quan;

 

c)Điểm xéttuyểnlàtổngđiểm cácbàithi/mônthitheothangđiểm 10đối vớitừngbàithi/môn thicủa từngtổhợp xét tuyểnvàđược làm trònđến 0,25; cộngvớiđiểm ưutiênđốitượng,khuvựctheoĐiều7củaQuychếnày.Đốivới cácthísinhbằngđiểmxéttuyểnởcuốidanhsáchthìxéttrúngtuyểntheocác

điềukiệnphụdomỗitrườngđãthôngbáo,nếuvẫncònvượtchỉtiêuthìưutiên thísinhcónguyệnvọngcaohơn;

 

d)Thísinhtrúngtuyểnphảixácnhậnnhậphọctrongthờihạnquy định. Quáthời hạn này,thí sinhkhôngxácnhận nhậphọcđược xem nhưtừchốinhập học vàtrườngđược xéttuyểnthí sinhkháctrong đợtxéttuyểnbổsung;

 

đ) Cáctrườngcóthểthực hiệnnhiềuđợttuyểnsinhtrongnăm.

 

2. Hỗ trợ của BộGiáodụcvà Đàotạo:

 

BộGDĐT xâydựng Cổngthôngtintuyển sinh đểhỗtrợ thísinh vàcác trườngtrongcông táctuyểnsinh,baogồm cácthôngtinvề:chỉ đạođiều hành côngtáctuyểnsinh;cơ sởdữliệu vềkếtquảkỳ thiTHPTquốc gia;đềántuyển sinh/điềukiệntuyểnsinhcủa các trường;hệthốngnhập dữliệuthốngkê nguyện vọngcủa thísinhvà các thôngtinkhác cầnthiếtchocôngtác tuyểnsinh.

 

3. Nhiệmvụ của cáctrường:

 

a)Trướckhithísinhlàm thủtụcĐKXT,cáctrườngcôngbốcácthôngtin cần thiếtlên trang thông tinđiện tửcủa trường để thí sinhĐKXT:mãsốtrường, mãsốngành,chỉtiêutuyểnsinhcủangành,tổhợpxéttuyển,quyđịnhchênh lệchđiểmxéttuyểngiữacáctổhợp,cácđiềukiệnphụsửdụngtrongxéttuyển vàcácquy địnhkháckhôngtráivớiquy địnhcủaQuy chếnày;nhậpđầy đủcác thôngtinvề tuyểnsinhcủatrường lênCổngthôngtintuyểnsinhcủaBộGDĐT trongthờihạnquyđịnh.Riêngđiểm nhậnĐKXTcóthểquyđịnhsaukhicókết quảthi THPT quốc giavà phùhợp vớingưỡngđảmbảochấtlượngđầuvàotheoquyđịnhcủa Quychế này;

 

b)Cáctrườngcóthểtựnguyệnphốihợpvớinhauthànhnhómtrườngđể

thựchiệnxéttuyển;

 

c)Thựchiệnquytrìnhxéttuyểnđợt1quyđịnhtạikhoản5Điềunàyvàxét tuyểnbổsungquy địnhtạikhoản6Điềunày;quyếtđịnhđiểmtrúngtuyển,danh sáchthísinhtrúngtuyểnvàocác ngànhcủatrườngvà côngbốkếtquả trúngtuyển trongthờihạnquyđịnh;

 

d)CậpnhậtlênCổngthôngtintuyểnsinhcủaBộGDĐT danhsáchthísinh đã xác nhậnnhậphọc;báocáoBộGDĐTkết quả nhậphọc của thí sinhsaumỗi kỳ tuyểnsinhtheoquyđịnh.


 

đ)ChỉtiêutuyểnsinhcủacáccơsởgiáodụcĐHxácđịnhtheoThôngtư số32/2015/TT-BGDĐTngày16tháng12năm 2015củaBộGDĐTquyđịnhvề xácđịnhchỉtiêutuyểnsinhđốivớicơsởgiáodụcĐH;chỉtiêutuyểnsinh CĐSPxácđịnhtheoquy định tạiThôngtưsố57/2011/TT-BGDĐTngày 02 tháng12năm 2011củaBộGDĐTquyđịnhviệcxác địnhchỉtiêutuyểnsinh trìnhđộtiếnsĩ,thạcsĩ,đạihọc,caođẳngvàtrungcấpchuyênnghiệp.Đốivới cáctrườngđượcthíđiểm đổimớicơchếhoạtđộnggiaiđoạn2014-2017theo Nghịquyếtsố77/NQ-CPngày 24tháng10năm 2014 củaChínhphủ,chỉtiêu tuyển sinhcăncứvàonộidung quyếtđịnhcủaThủtướngChínhphủphê duyệt Đề ánthíđiểmđổimớicơ chếhoạtđộngcủa trường.

 

4. Nhiệmvụ của thísinh:

 

a)Đểxéttuyểnđợt1,thísinhnộpphiếuĐKXTcùngvớihồsơđăngký dựthiTHPTquốcgiatheoquyđịnhcủasởGDĐTkèmtheolệphíĐKXT. Trongcácđợtxéttuyểnbổsung,thísinhthựchiệnĐKXTvànộplệphítheoquyđịnhcủatrường;

 

b)Saukhicókết quả thiTHPT quốcgia,thí sinhđược điềuchỉnh nguyện vọngĐKXTmộtlầntrongthờigianquyđịnh,bằngphươngthứctrựctuyến hoặc trựctiếptạinơiđăngkýdự thi;

 

c)Xácnhậnnhậphọcvàotrườngđãtrúngtuyểntheoquyđịnhtạiđiểmđ

khoản5hoặc điểme khoản6 Điềunày;

 

d)ThísinhchịutráchnhiệmvềtínhxácthựccủacácthôngtinĐKXT và đăngkýdựthi.Cáctrườngcóquyềntừchốitiếpnhậnhoặcbuộcthôihọcnếuthí sinhkhôngđảmbảocácđiềukiệntrúngtuyểnkhiđốichiếuthông tinĐKXT vàdữ liệuđăngkýdựthivớihồsơgốc.

 

5. Xéttuyểnđợt1

 

a)SaukhikếtthúcthờigianĐKXT,cáctrườngthamkhảothôngtintrên

CổngthôngtintuyểnsinhcủaBộGDĐTđểchuẩnbịphươngántuyểnsinhphùhợp;

 

b)Saukhi hếtthời hạnthí sinhđượcđiều chỉnhnguyệnvọng ĐKXT, các trường/nhóm trường khaithácthôngtin(củatrường/nhóm trườngmìnhvàcủa cáctrường/nhómtrườngkháccóliênquan)trênCổngthôngtintuyểnsinhcủa BộGDĐTđểdựkiếnđiểm trúngtuyển,dựkiếndanhsáchthísinhtrúngtuyển vàotrường/nhómtrườngtheoquyđịnhtạiđiểmb khoản1 Điềunày;

 

c)Cáctrường/nhómtrường(baogồmcảcáctrườngđặcthùquyđịnhtại

điểmckhoản1Điều2củaQuychế này)nhậplênCổng thôngtintuyểnsinhcủa BộGDĐTdanhsáchthísinhtrúngtuyểndựkiếntrongthờigianquy địnhđểhệ thống tự độngloạibỏnhữngnguyệnvọngthấpcủathísinhđượcdự kiếntrúng tuyểnnhiềunguyệnvọngtheoquyđịnhtạiđiểmb khoản1 Điềunày;


 

d)Cáctrường/nhóm trườngđiềuchỉnhđiểm trúngtuyểnchophùhợpvới chỉtiêutrongthờihạnquyđịnh;quyếtđịnhđiểm trúngtuyểnvàdanhsáchthí sinhtrúngtuyểnchínhthức;côngbốkếtquảtrúngtuyểntrêntrangthôngtin

điệntửcủatrườngvàtrên phươngtiệnthôngtinđạichúngkhác;

 

đ)Thísinh xác nhận nhậphọcvào trườngđãtrúng tuyển trongthờihạn quy địnhbằngcáchgửibảnchínhGiấy chứngnhậnkếtquảthiđếntrườngbằng thưchuyểnphátnhanh;

 

e)Các trườngtổnghợpkếtquảthísinhxác nhậnnhậphọc, cập nhậtlên CổngthôngtintuyểnsinhcủaBộGDĐTvàquyếtđịnhdừngxéttuyểnhay tiếp tụcxéttuyểnbổsung.

 

6. Xéttuyểnbổsung

 

a) Xéttuyểnbổsungcóthểđược thực hiện một lầnhaynhiều lần;

 

b)Căncứ chỉtiêutuyểnsinh của trườngvàsốthísinhtrúngtuyểnđã xác nhận nhập học tạitrường sauxéttuyểnđợt1(kểcả số thísinhđược xéttuyển thẳngvàsốhọcsinhdựbịcủa trường;họcsinhcáctrườngdự bịĐH được giao vềtrường),Hộiđồngtuyểnsinhtrườngxem xét,quyếtđịnhcácnộidungxét tuyểnbổsung;

 

c)Cáctrườngthôngbáođiềukiệnxéttuyểnbổsung,điểmnhậnhồsơxét

tuyểnbổsungkhôngđượcthấphơnđiểmtrúngtuyểnđợt1;côngbốlịchxéttuyển;

 

d)Thí sinhchưa trúngtuyển hay đãtrúngtuyểnmàchưa xác nhậnnhập họcvàobấtcứtrườngnàocó thểthực hiệnĐKXT bổsungtrựctuyếnhoặctheophươngthức khácdotrườngquyđịnh;

 

đ)Kếtthúcmỗiđợtxéttuyển, trườngcôngbốtrêntrangthôngtin điệntử củatrườngvàtrênphươngtiệnthôngtin đạichúng vềđiểm trúngtuyển,danh sáchthísinhtrúngtuyển;

 

e)Thísinhxácnhậnnhậphọctrongthờihạnquy định,bằngphươngthức trực tuyếnhoặc theoquyđịnhcủatừngtrường;

 

g)TrườngcậpnhậtdanhsáchthísinhxácnhậnnhậphọclênCổngthông

tintuyểnsinhcủa BộGDĐT.

 

Điều 14.Triệu tập thí sinh trúngtuyểnđến trường

 

1.Hộiđồngtuyểnsinhtrườnggửigiấytriệutậpthísinhtrúngtuyển,trong

đóghirõnhữngthủtục cầnthiếtđốivớithísinhkhinhậphọc.

 

2.Trườngtổchứckiểmtrasứckhoẻchothísinhmớinhậphọctheohướng dẫncủaliênBộYtếvà BộGDĐT.

 

3.Thísinhtrúngtuyểnvàotrườngcầnnộpbảnsaohợplệnhữnggiấytờsauđây:


 

a) Học bạ;

 

b)Giấychứngnhậntốtnghiệptrunghọctạmthờiđốivớinhữngngười trúngtuyểnngay trongnăm tốtnghiệphoặcbằngtốtnghiệptrunghọcđốivới nhữngngườiđãtốtnghiệpcácnăm trước.Nhữngngườimớinộpgiấychứng nhậntốtnghiệptạmthời,đầunăm họcsauphảixuấttrình bảnchínhbằngtốt nghiệptrunghọcđểđốichiếukiểmtra;

 

c) Giấykhaisinh;

 

d)Cácminhchứngđểđượchưởngchếđộưutiênquyđịnhtrongvănbản

hướngdẫncủa BộGDĐT;

 

đ) Giấytriệu tậptrúngtuyển.

 

4.Đốivớithísinhđếntrườngnhậphọcchậmsau15ngàytrởlênkểtừ ngàynhậphọc ghitronggiấytriệutậptrúngtuyển:

 

a) Nếukhôngcólýdochínhđángthìcoinhưbỏhọc;

 

b)Nếuđếnchậm doốm đau,tai nạn,cógiấy xácnhậncủa bệnhviệnquận, huyệntrở lênhoặcdothiêntaicóxác nhậncủaUBND quận, huyệntrở lên,các trườngxem xétquyếtđịnhtiếpnhậnvàohọchoặcbảolưukếtquảtuyểnsinhđể thísinhvàohọc nămsau.

 

5.Chỉ cóChủtịch UBNDcấp tỉnhmới cóquyền kýquyết địnhgiữ lạingười đãtrúngtuyển,nhưngphảigiảithíchrõlý dovàcăncứphápluậtcủa quyếtđịnh đó.Những thísinhbịđịa phươnggiữlại không chođihọccó quyềnkhiếu nại lên cáccơquancó thẩmquyềntheo quyđịnhcủaLuậtkhiếunại,tốcáo.

 

Điều 15.Kiểmtra hồ sơcủathísinh trúngtuyển

 

1.Khithísinhđếnnhậphọc,trườngphảitổchứckiểmtrahồsơđãnộp

theoquyđịnhtạikhoản3 Điều14của Quychế này.

 

2.Trong quá trìnhsinhviên đangtheohọctại trường, trườngtổchức thanh tra, kiểmtra hồsơ vàkếtquả thicủathísinhtheoquyđịnh.

 

Điều 16.Sửdụngcôngnghệ thôngtin trongcôngtác tuyển sinh

 

1.CácsởGDĐTchuẩnbịđủcơsởvậtchất,thiếtbịvàcửcánbộđủtrình độnhậpdữliệuĐKXTbanđầucủathísinhlênCổngthôngtintuyểnsinhcủa BộGDĐT; đảmbảoquytrình,thờihạnthực hiệncôngviệctheo kếhoạchchung về tuyểnsinh.

 

2.Cáctrườngchuẩnbịđủcơsở vậtchất, thiếtbịvàcửcánbộđủtrìnhđộ làmchuyêntráchcôngnghệ thôngtinđểthực hiệncác côngviệcsau:

 

a) Lậpđịa chỉe-mailchínhthức sửdụngtrongcôngtác tuyểnsinh;

 

b)Khaithác,xửlýthôngtin;cậpnhậtdữliệu...theođúngcấutrúc,quy


 

trình, thờihạnlênCổngthôngtintuyểnsinhcủa BộGDĐT;

 

c)GửiGiấybáotrúngtuyểnchothísinhtrúngtuyển,trongđóghirõkết quả thicủathísinh;

 

d)ThựchiệncácquyđịnhtạiĐiều13củaQuychếnàyvàcácquyđịnh

khácvềtuyểnsinh.

 

3.NgườinhậpdữliệulênCổngthôngtintuyểnsinhcủaBộGDĐTcó tráchnhiệmkiểmtra,đốichiếuthôngtinđãnhậpvớithôngtinliênquantrong hồsơthísinh vàthôngtintrêncơsởdữ liệuthiTHPT quốcgia;kýbiên bảnxác nhậnvà chịutráchnhiệmvề côngtác kiểmtra.

 

ChươngIV

TUYỂNSINHTẠICÁCTRƯỜNG

KHÔNG SỬ DỤNG KẾT QUẢKỲTHITHPT QUỐCGIA

 

Điều17.Yêucầuvềđảmbảochấtlượngđầuvàođối vớitrườngkhông

sửdụngkết quảkỳthiTHPT quốc gia

 

1.Đốivớitrườngtuyểnsinhbằngphươngthứcthituyểntheobàithi/môn thihoặcxéttuyểndựatrêntổhợpcácmônhọcởTHPT,việclựachọntổhợp bàithi/môn thi hoặc tổ hợpmônhọc dùngđể xéttuyển được thựchiệntheo quy định tạiĐiều11củaQuychế này.

 

2.Đốivớitrườngsửdụngphươngánthituyển,chínhsáchđảmbảochất

lượng đầuvàophảiđượcghitrongđềántuyểnsinhtheoquyđịnhtạiĐiều3của

Quychế này.

 

3. Ngưỡngđảmbảochấtlượngđầuvàonăm2017đượcthực hiệnnhưsau:

 

a)Đối vớitrường sử dụngphươngánxét tuyển dựavàokếtquảhọc tập THPT,điểm trungbình củatừngmôn họctrong tổhợpcácmôndùngđểxét tuyểnhoặcđiểmtrungbìnhchungcủacácmônhọcdùngđểxéttuyểnkhông nhỏhơn6,0đốivớitrìnhđộĐH(theothangđiểm10).

 

b)TrườngĐHđóngtạicáctỉnhbiêngiới,vùngcóđiềukiệnkinhtế-xã hội đặcbiệtkhókhăncóthể xéttuyểncácthísinhcóhộkhẩuthườngtrú từ 3 năm trởlên,học3nămliêntụcvàtốtnghiệpTHPTtạicáctỉnh,địaphươngnày ởmứcthấphơn0,5điểm sovớimứcquyđịnhtạiđiểmakhoảnnày.Nhữnghọc sinhnày phảihọcbổsungkiếnthức1 họckỳ trướckhivào họcchínhthức. Chươngtrìnhbổsungkiếnthức doHiệutrưởngcác trườngquyđịnh.

 

4.Từnăm2018trởđingưỡngđảmbảochấtlượngđầuvàothựchiệntheo

quyđịnhtạikhoản2Điều12của Quychế này.


 

5.Đốivớitrườngxéttuyểnhọcsinhtốtnghiệptrungcấpvàocácngành họctrìnhđộCĐSP,phảiquy địnhrõtrongđềántuyểnsinhcáchthứcxéttuyển vàongànhhọc phùhợp.

 

6.Đốivớicácngànhnăngkhiếuthuộckhốingànhvănhóa-nghệthuật,

điểmxéttuyểncủacácmônvănhóaphảiđápứngyêucầutốithiểuđểhoàn thànhchương trình phổthông đượcBộVănhóa,Thể thao vàDulịch,BộGDĐT chấpthuận.

 

Điều 18.Tổchức thi đốivớicác trườngtuyểnsinh bằngphươngthức thituyển

 

1. Yêucầuvề đềthi

 

a)Đối vớicácmônvănhóa:thực hiện theoquyđịnhtạiQuychếthiTHPT

quốcgiavà xétcôngnhậntốtnghiệpTHPT;

 

b)Đốivớicácmônthinăngkhiếu và cácmônthi đánhgiá nănglực chuyênbiệt:thựchiệntheoquy địnhtạiQuy chếtuyểnsinhcủatrườngdoHiệu trưởngbanhànhsaukhicóýkiếncủaHộiđồngKhoahọcvàĐàotạotrường, báocáoBộGDĐTvàcôngbốcôngkhaitrêntrangthôngtinđiện tửcủa trường;

 

2. Tổchức coithi,chấmthi,chấmphúckhảo

 

ThựchiệntheoQuy chếtuyểnsinhcủatrường.NộidungQuychếtuyểnsinh củatrườngkhôngđượctráivớicácquy địnhtrongQuy chếthiTHPTquốcgiavà xétcôngnhậntốtnghiệpTHPT.

 

Điều19.Tổchứcxéttuyểncủacáctrườngkhôngsửdụngkếtquảkỳ

thiTHPT quốc gia

 

1.Việcxéttuyểnđượcthực hiệntheođềántuyểnsinhcủatrường.Các trườngcóthểlựa chọncácphươngthức tuyểnsinh:

 

a)Sơtuyểndựa vào kếtquảhọctậpởcấpTHPTkếthợpvớithi đánhgiá nănglựcchuyênbiệtcủathísinhhoặcsử dụngkếtquả thiđánh giánănglực chuyênbiệtcủa trườngkhácđể xéttuyển;

 

b) Xéttuyểndựa vào kếtquảhọc tậpở cấpTHPT;

 

c) Sửdụngđồngthờicácphươngthứctuyểnsinhtrênvàphảicôngbố côngkhaichỉtiêuđốivớitừngphươngthức.

 

2.ChếđộưutiênđượcthựchiệntheoquyđịnhtạiĐiều7củaQuychế này.TrườnghợpsửdụngkếtquảhọctậpởTHPTđểxéttuyển,điểmưutiên

đượccộngđểxéttuyểnsaukhithísinhđạtngưỡngđảm bảochấtlượngđầuvào theoquyđịnhtạikhoản3,khoản4Điều17 của Quychế này.


 

3. Thờigianđăngký thituyển, xéttuyểndoHiệu trưởng cáctrườngquy địnhphù hợpvớiphươngthứctổchức đào tạotạitrườngvàkhungkế hoạchthời giannămhọc củagiáodụcphổthông.

 

4.Việckiểmtrahồsơcủathísinhtrúngtuyểnđượcthựchiệntheoquy

định tạiĐiều14,Điều15của Quychế này.

 

ChươngV

 

XỬLÝTHÔNG TINPHẢNÁNH VIPHẠMQUYCHẾ TUYỂNSINH

VÀCHẾ ĐỘ BÁOCÁO,LƯUTRỮ

 

Điều 20. Xửlýthôngtin phảnánh viphạmQuy chế tuyển sinh

 

1. Nơitiếpnhậnthôngtin,bằngchứngvềviphạmQuychế tuyểnsinh:

 

a) HộiđồngtuyểnsinhcáctrườngĐH,CĐSP;

 

b) Thanhtratuyểnsinhvà Thanhtra giáodục các cấp.

 

2.CácbằngchứngviphạmQuychếtuyểnsinhsaukhiđãđượcxácminh

vềtínhxácthựclà cơsở đểxử lýđốitượngviphạm.

 

3.Cungcấpthôngtinvà bằngchứng vềviphạmQuychế tuyểnsinh:

 

a)Mọingườidân,kểcảthísinhvànhữngngườitham giacôngtáctuyển sinh,nếupháthiệnnhữnghànhviviphạm Quychếtuyểnsinhcầncungcấp thôngtinchonơitiếpnhậnquy địnhtạikhoản1Điềunày đểkịpthời xửlýtheo quyđịnhcủaphápluậtvề tốcáo;

 

b)Ngườicungcấpthôngtinvà bằngchứngvềviphạm Quy chếtuyểnsinh phảichịu tráchnhiệm trướcpháp luậtvềtính xác thựccủa thôngtin và bằng chứngđãcungcấp,khôngđược lợidụngviệclàm đóđể gây ảnhhưởng tiêucực đếncôngtáctuyểnsinh.

 

4.Đốivớitổchức,cánhântiếpnhậnthôngtinvàbằngchứngvềviphạm

Quychế tuyểnsinh:

 

a)Tổchứcviệctiếpnhậnthôngtin,bằngchứngtheoquy định;bảo vệ nguyêntrạng bằngchứng;xác minhtínhxác thực củathôngtinvà bằngchứng;

 

b)Triểnkhaikịpthờicácbiệnphápngănchặntiêucực,viphạmQuychế

tuyểnsinhtheothôngtin đãđược cungcấp;

 

c)Xửlýtheothẩmquyềnhoặcbáocáocơquan,ngườicóthẩmquyềnđể xửlývàcôngbốcôngkhaikếtquảxửlýcáccánhân,tổchứccóhànhvivi phạmQuychế tuyểnsinh;

 

d) Bảomậtthôngtinvà danhtínhngườicungcấpthôngtin.


 

Điều 21. Chế độbáocáo

 

Các trườngphảibáocáoBộGDĐT:

 

1. Kếtquảtuyểnsinhcủanămtrước ngày 31tháng12củanăm.

 

2.Thôngtinvềtuyểnsinhcủatrườngtheoquyđịnhhoặctheoyêucầucủa

BộGDĐT.

 

Điều 22.Chế độ lưutrữ

 

1.Bàithi củacáctrườngtổchứctuyểnsinhtheophươngthứcthituyểnhoặc thituyểnkếthợpvớixéttuyểnđượctrườnglưutrữtheothờihạn quy địnhtạiQuy chếthiTHPTquốcgiavà xétcôngnhậntốtnghiệpTHPT.

 

2.Cáctàiliệukhácliênquanđếntuyểnsinh,trườngphảibảoquảnvàlưu

trữtrongsuốtkhóađàotạotheoquyđịnhcủaLuậtLưutrữ,Thôngtưsố

27/2016/TT-BGDĐTngày30tháng12năm2016củaBộGDĐTquyđịnhthời hạn bảoquảntàiliệuchuyênmônnghiệpvụcủa ngànhgiáodục.

ChươngVI

 

KHENTHƯỞNG VÀ XỬLÝVIPHẠM, GIẢIQUYẾT KHIẾU NẠITỐ CÁO

 

Điều 23.Khen thưởng

 

ChủtịchHộiđồngtuyểnsinhcáctrườngkhenthưởnghoặcđềnghịcấpcó

thẩmquyềnkhenthưởng:

 

1. Nhữngngườihoànthànhxuất sắcnhiệmvụđược giao.

 

2. Nhữngngườicónhiềuthànhtíchđónggópchocôngtáctuyểnsinh.

 

Điều24.Giảiquyếtđơnkhiếunại,đơntốcáoliênquanđếncôngtác

tuyểnsinh

 

1.Trongthờigian tuyểnsinh,Hộiđồngtuyểnsinhcáctrường tổchức tiếp nhậnvàgiảiquyếtđơnkhiếunại,đơntốcáocủacôngdânliênquanđếncông tác tuyểnsinh.

 

2.Kếtthúctuyểnsinh,Hiệutrưởngtổchứctiếpnhậnvàgiảiquyếtđơn

khiếu nại, đơntốcáocủa côngdânliênquanđếncôngtác tuyểnsinh.

 

3. Người khiếu nại thực hiệnquyềnkhiếu nại khicócăncứ cho rằngquyết địnhhànhchínhhoặchànhvihànhchínhđólàtráiphápluật,xâm phạmquyền, lợiíchhợpphápcủamình.


 

4.Trìnhtự,thủtục, thờihạngiảiquyếtđơnkhiếunại, đơntốcáocủacông dânliênquanđếncôngtáctuyểnsinhđượcthựchiệntheoquy địnhphápluậtvề giảiquyếtkhiếunại,giảiquyếttốcáovà các quyđịnhphápluậtcó liênquan.

 

Điu25.Xửlýcáctrường,cánbộtuyểnsinhvàthísinhviphạmquychế

 

1.Xửlýcánbộvàthísinhcóhànhviviphạm trongtrongquátrìnhthi tuyểnđượcthựchiệntheoquyđịnhtạiQuy chếthiTHPT quốcgiavàxétcông nhậntốtnghiệpTHPT.

 

2.Cáctrườngtuyểnsinhvượtchỉtiêusovớinănglực thựctế thìsốthísinh tuyểnvượtchỉtiêusẽbịkhấutrừvàochỉtiêutuyểnsinhnăm saucủatrườngvà nhàtrườngsẽbịxửphạttheoquy địnhtạiNghịđịnhcủaChínhphủvềxửphạt hànhchínhtronglĩnhvựcgiáo dục.

 

3.CảnhcáohoặccóhìnhthứckỷluậtcaohơnđốivớiHiệutrưởnghoặcChủ tịchHĐTSvànhữngngườikhácliênquanviphạmmộttrongcáclỗisauđây:

 

a)Banhànhcácquyết địnhliênquan đếncôngtáctuyểnsinh tráivớicác quyđịnhcủa Quychế này;

 

b)Tuyểnsinhnhữngngànhchưacóquyếtđịnhmởngành;tuyểnsinh

khôngđúngvớinguyệnvọngđãđăngkýcủa thísinh;

 

c)Xácđịnhsaichỉtiêutuyểnsinhsovớiquyđịnhvàtuyểnsinhvượtchỉtiêu;

 

d)Tổchứctuyểnsinhkhôngđúngvớicácquyđịnhtrongđềántuyểnsinh

đãcôngbố.

 

đ) Cốýviphạmcác quyđịnhkhác của Quychế này.

 

4.Ngườithamgiacôngtáctuyểnsinhlàcôngchức,viênchứccóhànhvi viphạmquychế,nếucóđủchứngcứ,tùytheomứcđộ,sẽbịcơquanquảnlý cánbộxửlýtheoquyđịnhcủaLuậtviênchức,Luậtcánbộ,côngchức vàcác văn bảnquy định vềxửlý kỷ luậtviênchức,côngchức.Đốivớinhữngngườivi phạm Quychếtuyểnsinhlàcán bộ,giảngviên,giáoviên,nhânviêncơhữucủa các trườngngoàicônglập không phải làcôngchức, viênchức, Hiệu trưởng nhà trườngquyết địnhxử lýtheoquy địnhcủaBộluậtlaođộngvàcácvănbảnpháp

luậthiệnhành./.

 

KT.BỘ TRƯỞNG THỨTRƯỞNG

(Đãký)

 

BùiVăn Ga


Phụ lục

(BanhànhkèmtheoThôngtư số05/2017/TT-BGDĐT

ngày25tháng01năm2017củaBộtrưởngBộGiáodục vàĐàotạo)

 


 

(Cơquanchủquản).......................

Trường:.........................................


CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM

Đc lập - Tựdo - Hạnh phúc


 

ĐỀ ÁNTUYỂNSINH NĂM ...1

 

1.Thôngtin chungvề trường (tínhđến thời điểmxâydựngĐềán)

 

1.1.Têntrường,sứ mệnh,địa chỉcác trụsở (trụsở chính vàphân hiệu)vàđịa chỉtrang thông tin điệntửcủatrường

 

1.2.Quymôđàotạo

 

Nhómngành

Quymôhiệntại


ĐH

CĐSP

GDchínhquy

(ghirõsốNCS,sốhọc viêncaohọc,sốSVđại học,caođẳng)

GDTX

(ghirõsố SVĐH, CĐ)

 

GDchínhquy

 

GDTX

 

NhómngànhI

VD:100NCS;300CH;

4000ĐH;50CĐ




NhómngànhII





NhómngànhIII





NhómngànhIV





NhómngànhV





NhómngànhVI





NhómngànhVII





Tổng(ghirõcảsố

NCS,họcviêncao

học,SVĐH,CĐ)





 

1.3.Thôngtinvềtuyểnsinhchínhquycủa2nămgầnnhất

 

1.3.1.Phươngthứctuyểnsinhcủa2nămgầnnhất(thituyển,xéttuyểnhoặckếthợp thituyểnvàxéttuyển)

 

1.3.2.Điểmtrúngtuyểncủa2nămgầnnhất(nếulấytừkếtquảcủaKỳthiTHPTquốc gia)

Nhómngành/

Ngành/ tổ hợpxét

tuyểt

Nămtuyểnsinh-2

Nămtuyểnsinh-1

 

Chỉ tiêu

Số trúng tuyển

Điểm trúng tuyển

 

Chỉ tiêu

Số trúng tuyển

Điểm trúng tuyển

 

1Năm2017cáccơ sởgiáodụcchỉkêkhaitừmục1 đếnhếtmục3;từnăm2018kêkhaitoànbộcácthôngtintrong

Phụlụcnày


 

NhómngànhI

-Ngành1

Tổhợp1: Tổhợp2:

Tổhợp3:

………

-Ngành2

-Ngành3

-Ngành4

……..







NhómngànhII







NhómngànhIII







NhómngànhIV







NhómngànhV







NhómngànhVI







Nhóm ngành VII







GVcácmôn

chung







Tổng







 

2.Cácthôngtincủanămtuyểnsinh

 

2.1. Đốitượngtuyểnsinh

 

2.2. Phạmvituyểnsinh

 

2.3.Phươngthứctuyểnsinh(thituyển,xéttuyểnhoặckếthợpthituyểnvà xéttuyển)

 

2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành, theo từng

phươngthứctuyểnsinhvàtrình độđàotạo

 

2.5. Ngưỡngđảmbảochấtlượngđầuvào,điềukiệnnhậnĐKXT

 

2.6.Các thông tincầnthiếtkhác đểthí sinhĐKXTvàocácngànhcủa trường:mãsốtrường,mãsốngành,tổhợpxét tuyểnvà quy địnhchênhlệch điểm xéttuyểngiữacáctổhợp; cácđiềukiệnphụ sửdụngtrongxéttuyển...

 

2.7.Tổchứctuyểnsinh:Thờigian;hìnhthứcnhậnĐKXT/thituyển;các

điukiệnxéttuyển/thituyển, tổ hợpmônthi/bàithi đốitừngngànhđàotạo...

 

2.8. Chínhsáchưutiên: Xéttuyểnthẳng;ưutiênxéttuyển;...

 

2.9. Lệphíxéttuyển/thituyển

 

2.10.Họcphídựkiếnvớisinhviênchínhquy;lộtrìnhtănghọcphítốiđa

chotừng năm(nếucó)

 

2.11.Các nộidungkhác (khôngtráiquy định)....

 

3.Thôngtin về cácđiều kiện đảmbảochất lượngchính

 

3.1.Cơsởvậtchất phụcvụ đào tạovànghiêncứu:


 

3.1.1.Thốngkêdiện tíchđất,diện tíchsànxâydựng,kýtúcxá:

 

-Tổngdiệntíchđấtcủatrường;

 

-Tổngdiệntíchsànxâydựngphụcvụđàotạo,nghiêncứukhoahọccủatrường;

 

-Sốchỗởký túcxásinhviên(nếucó).

 

3.1.2.Thốngkêcácphòngthựchành,phòngthínghiệmvàcáctrangthiếtbị

 

TT

Tên

Cáctrangthiếtbịchính


Phòngthựchành…



Phòngthínghiệm…



……….


 

3.1.3. Thốngkêphònghọc

 

TT

Loạiphòng

Sốlượng


Hộitrường,phònghọclớntrên200chỗ



Phònghọctừ100-200chỗ



Phònghọctừ50-100chỗ



Sốphònghọcdưới50chỗ



Sốphònghọcđaphươngtiện


 

3.1.4. Thốngkêvềhọc liệu(sách,tạpchí,kể cả e-book,cơsởdữliệuđiện tử) trongthưviện

 

TT

Nhómngànhđàotạo

Sốlượng


NhómngànhI



NhómngànhII



NhómngànhIII



NhómngànhIV



NhómngànhV



NhómngànhVI



NhómngànhVII


 

3.2.Danhsáchgiảngviêncơhữu

 


Chứcdanh

Bằng tốt nghiệpcao nhất


PGS

GS

ĐH

ThS

TS

TSKH

NhómngànhI







Nguyễn Văn A







………….







Tổngcủanhóm ngành







NhómngànhII







……………







Tổngcủanhóm ngành







NhómngànhIII







………….







Tổngcủanhóm ngành







NhómngànhIV







………….








 

Tổngcủanhóm ngành







NhómngànhV







………….







Tổngcủanhóm ngành







NhómngànhVI







………….







Tổngcủanhóm ngành







NhómngànhVII







………….







Tổngcủanhóm ngành







GV cácmôn chung







………….







Tổng giảng viên

toàn trường







 

4.Tìnhhìnhviệclàm(thốngkêcho2khóatốtnghiệpgầnnhất)

 

 

Nhómngành

 

Chỉ tiêuTuyển sinh

 

Số SV trúng tuyển nhậphọc

SốSVtốtnghiệp

TrongđósốSV

ttnghiệpđãcó việclàmsau12 tháng

ĐH

CĐSP

ĐH

CĐSP

ĐH

CĐSP

ĐH

CĐSP

Nhóm ngànhI









Nhóm ngànhII









Nhóm ngànhIII









Nhóm ngànhIV









Nhóm ngànhV









Nhóm ngành VI









Nhóm ngành VII









Tổng









 

5.Tàichính

 

-Tổngnguồnthuhợppháp/nămcủatrường;

 

-Tổngchiphíđàotạotrungbình1sinhviên/nămcủanămliềntrướcnămtuyểnsinh.

 

Ngày...tháng... năm 20...

HIỆU TRƯỞNG

(Kýtên và đóng dấu)

   


IV/ CÔNG VĂN 417

V/v hướng dẫn thực hiện Quy chế thi 
THPT quốc gia và xét công nhận

tốt nghiệp THPT năm 2017
 




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 


Số: 417/BGDĐT-KTKĐCLGD

V/v hướng dẫn thực hiện Quy chế thi 
THPT quốc giavà xét công nhận

tốt nghiệp THPT năm 2017

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2017

 

 

Kính gửi:

- Các sở giáo dục và đào tạo;

- Các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng;

- Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng.

         

Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2017 (gọi tắt là Kỳ thi) được thực hiện theo Quy chế thi THPT quốc gia vàxét công nhận tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày25tháng 01năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế thi). Để thực hiện nghiêm túc Quy chế thi trong công tác tổ chức thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn các sở GDĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng (gọi chung là các sở GDĐT); các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng có nhóm ngành đào tạo giáo viên(gọi chung là trường ĐH, CĐ) một số nội dung sau:

1. Bài thi và hình thức thi

a)Bài thi

- Tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; viết tắt là KHTN), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT; viết tắt là KHXH).

- Để xét công nhận tốt nghiệp THPT,thí sinh học chương trình Giáo dục THPT (gọi tắt là thí sinh Giáo dục THPT)phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độclập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp;thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT (gọi tắt là thí sinh GDTX) phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập làToán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp. Thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp,điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT; thí sinh GDTX có thể chọn dự thi cả bài thi Ngoại ngữ, điểm bài thi này để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, không dùng để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.

- Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợphoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ.

b) Hình thức thi

          - Các bài thi Toán, Ngoại ngữ và các bài thi tổ hợp: thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi tắt là bài thi trắc nghiệm).

- Bài thi Ngữ văn: thi theo hình thức tự luận.

2. Lịch thi

Ngày

Buổi

Bài thi/

Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp

Thời gian

làm bài

Giờ

phát đề thi cho thí sinh

Giờ bắt đầu

làm bài

21/6/2017

SÁNG

08 giờ 00:Họp cán bộ làm công tác coi thi tại Điểm thi

CHIỀU

14 giờ 00: Phổ biến Quy chế thi, Lịch thi; Thí sinh đến phòng thi, làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có)

22/6/2017

SÁNG

Ngữ văn

120 phút

07 giờ 30

07 giờ 35

CHIỀU

Toán

90 phút

14 giờ 20

14 giờ 30

23/6/2017

SÁNG

Bài thi KHTN

Vật lí

50 phút

07 giờ 30

07 giờ 40

Hóa học

50 phút

08 giờ 40

08giờ 50

Sinh học

50 phút

09giờ 50

10 giờ 00

CHIỀU

Ngoại ngữ

60 phút

14 giờ 20

14 giờ 30

24/6/2017

SÁNG

Bài thi KHXH

Lịch sử

50 phút

07 giờ 30

07 giờ 40

Địa lí

50 phút

08 giờ 40

08 giờ 50

Giáo dục công dân

50 phút

09 giờ 50

10 giờ 00

CHIỀU

Dự phòng

3. Phần mềm quản lý thi

Các đơn vị thống nhất sử dụng hệ thống phần mềm quản lý thi THPT quốc gia (gọi tắt là phần mềm QLT) và phần mềm chấm thi trắc nghiệm do Bộ GDĐT cung cấp; thực hiện đúng quy trình, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo quy định của Bộ GDĐT.

4. Chế độ báo cáo và lưu trữ

a) Chế độ báo cáo

Các sở GDĐTphải thực hiện chế độ báo cáo nghiêm túc, kịp thời, đúng biểu mẫu quy định; phải cập nhật đầy đủ số liệu của Kỳ thi và kiểm tra để đảm bảo chính xác trước khi báo cáo Bộ GDĐT.

b) Địa chỉ nhận báo cáo

- Email: phongkhaothi@moet.edu.vn và thithptqg@moet.edu.vn; điện thoại: 04.38683992; 04.38684826.

- Địa chỉ nhận công văn: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD), 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

c) Thời hạn, nội dung và hình thức báo cáo

- Báo cáo trước kỳ thi: Các sở GDĐT cập nhật vào phần mềm QLT và báo cáo Bộ GDĐT trước ngày 28/5/2017.

- Báo cáo nhanh các buổi coi thi: Các Hội đồng thi cập nhật vào phần mềm QLT theo thứ tự các buổi thi trong Lịch thi, chậm nhất 11 giờ 30 đối với buổi thi sáng, 16 giờ 30 đối với buổi thi chiều.

- Báo cáo tổng hợp số liệu và tình hình coi thi: Các Hội đồng thi cập nhật vào phần mềm QLT và gửi về Bộ GDĐT chậm nhất 11 giờ 30 ngày25/6/2017.

- Gửi dữ liệu kết quả thi: Chậm nhất ngày06/7/2017, các Hội đồng thi xuất kết quả chấm thi từ phần mềm hỗ trợ chấm thi (do Bộ GDĐT cung cấp) ra 02 đĩa CD-ROM (loại chỉ ghi 1 lần); một đĩa được lưu tại sở GDĐTtheo chế độ mật, một đĩa được gửi bảo đảm ở chế độ mật về Cục KTKĐCLGD để cập nhật kết quả thi vào phần mềm QLT. Ngay sau khi Cục KTKĐCLGD cập nhật kết quả thi vào phần mềm QLT, các Hội đồng thi sử dụng đĩa lưu trữ tại đơn vị đối chiếu với kết quả trên phần mềm QLT, nếu có bất thường phải báo cáo ngay về Ban Chỉ đạo thi quốc gia để xử lý.

- Công bố kết quả thi: Hoàn thành việc đối sánh kết quả thi chậm nhất ngày 06/7/2017.

- Hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho thí sinh vào ngày 07/7/2017.

- Công bố kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 14/7/2017.

- Báo cáo kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ: Chậm nhất ngày12/7/2017,các sở GDĐT phải cập nhật Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT vào phần mềm QLT; đồng thời, gửi Bảng tổng hợp kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ theomẫu quy định trong phần mềm QLTqua địa chỉemail quy định.

- Báo cáo kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT chính thức: Chậm nhất ngày 29/7/2017, các sở GDĐT phải cập nhật Bảng tổng hợp kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT chính thức vào phần mềm QLT vàgửi qua địa chỉ email quy định; đồng thời gửi qua bưu điện về Cục KTKĐCLGD.

- Chậm nhất ngày 30/7/2017, các sở GDĐT gửi Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT chính thức về Văn phòng Bộ GDĐT (Phòng Lưu trữ - Thư viện), 35 Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ngoài những lần báo cáo trên, nếu có tình hình đặc biệt trong các ngày in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo các đơn vị phải báo cáo ngay về Ban Chỉ đạo thi quốc gia qua địa chỉemail và điện thoại quy định.

d)Chậm nhất ngày 08/7/2017, tất cả bài thi đã chấm, đầu phách phải được niêm phong và chuyển về sở GDĐT lưu trữ.

đ) Hồ sơ phúc khảo lưu trữ theo quy định tại Điều 43 của Quy chế thi; Danh sách thí sinh thay đổi điểm do phúc khảo lưu trữ cùng Danh sách ghi điểm thi của thí sinh.

5. Công việc cụ thể cho từng khâu của Kỳ thi thực hiện theo Quy chế thi và hướng dẫn chi tiết tại các Phụ lục đính kèm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở GDĐT, các trường ĐH, CĐ nghiêm túc thực hiện hướng dẫn này. Nếu có vướng mắc hoặc đề xuất cần báo cáo ngay về Cục KTKĐCLGD, 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; email: phongkhaothi@moet.edu.vn và thithptqg@moet.edu.vn; điện thoại: 04.38683992; 04.38684826 để xem xét, điều chỉnh, bổ sung./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);

- Ban Chỉ đạo thi quốc gia;

- Bộ Tổng Tham mưu - Bộ Quốc phòng;

- UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TƯ;

- Các đơn vị thuộc Bộ;

- Website Bộ;

- Lưu: VT, Cục KTKĐCLGD.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

 

Bùi Văn Ga

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Phụ lụcI

LỊCH CÔNG TÁC KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017

(Kèm theo Công văn số 417/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/02/2017

của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

TT

Nội dung công tác

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị tham gia

Thời gian

thực hiện

1        

Tập huấn về nghiệp vụ tổ chức thi, sử dụng phần mềm Quản lý thi.

Cục KTKĐCLGD

Các sở GDĐT và các trường đại học, cao đẳng

Trước ngày

30/3/2017

2        

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ làm công tác thi.

Các sở GDĐT

Các nơi đăng ký dự thi (đơn vị ĐKDT)

Trước ngày

30/3/2017

3        

Đăng ký dự thi, nhậnPhiếuĐKDTvà nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm QLT.

Các sở GDĐT quy định, trường phổ thông thực hiện

Các đối tượng thí sinh, các đơn vị ĐKDT

Từ ngày 01/4 đến ngày

20/4/2017

4        

In danh sách thí sinh ĐKDT theo thứ tự a, b, c,… của tên học sinh, lớp, trường; thí sinh ký xác nhận thông tin ĐKDT trên danh sách.

Các đơn vị ĐKDT

 

Trước ngày 25/4/2017

5        

Kiểm tra, kiểm tra chéo thông tin thí sinh, bàn giaodanh sách vàPhiếu ĐKDT cho sở GDĐT.

Các sở GDĐT

 

Các đơn vị ĐKDT

Trước ngày 05/5/2017

6        

Tổ chức các Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi, chuẩn bị cho kỳ thi.

Các sở GDĐT, các trường ĐH, CĐ

Các trường

phổ thông, các đơn vị có liên quan

Trước ngày 10/5/2017

7        

Hoàn thành việc đánh số báo danh, lập danh sách thí sinh, phân xếp phòng thi theo từng bài thi/môn thi.

Các Hội đồng thi

 

Trước ngày

25/5/2017

 

8        

Nhận Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơkèm theo và nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm QLT.

Các đơn vị ĐKDT

Các sở GDĐT

Chậm nhất ngày 25/5/2017

9        

Các trường ĐH, CĐ phối hợp tổ chức thi gửi danh sách cán bộ tham gia tổ chức thi về đơn vị chủ trì cụm thi.

Các sở GDĐT

Các trường ĐH, CĐ

Trước ngày 27/5/2017

10    

Cập nhật báo cáo trước kỳ thi vào phần mềm QLTvà gửi về Bộ GDĐT

Các sở GDĐT

Cục KTKĐCLGD

Trước ngày 28/5/2017

11    

Thông báo công khai những trường hợp thí sinh không đủ điều kiện dự thi

Thủ trưởng đơn vị ĐKDT

 

Trước ngày 02/6/2017

12    

Hoàn thành việc in và trả Giấy báo dự thi cho thí sinh

Các đơn vị ĐKDT

 

Trước ngày 07/6/2017

13    

Bàn giao đề thi đã in sao cho các Điểm thi

Ban In sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi

Các Điểm thi

Do Chủ tịch Hội đồng thi quy định

14    

BanCoi thi làm việc

Ban Coi thi

Các sở GDĐT

Từ ngày 21/6/2017

 

15    

Coi thi theo lịch thi

Ban Coi thi

Các sở GDĐT

Các ngày 22/6, 23/6 và 24/6/2017

16    

Cập nhật vào phần mềm QLT báo cáo nhanh tình hình coi thi từng buổi thi

Cục KTKĐCLGD

Các Hội đồng thi

Buổi thi sáng chậm nhất 11 giờ 30, buổi thi chiều chậm nhất16 giờ 30

17    

Cập nhật vào phần mềm QLT báo cáo tổng hợp số liệu và tình hình coi thi

Cục KTKĐCLGD

Các Hội đồng thi

Chậm nhất 11 giờ 30 ngày 25/6/2017

18    

- Tổ chức chấm thi.

- Tổng kết công tác chấm thi.

- Gửi dữ liệu kết quả thi về Bộ GDĐT.

- Hoàn thành đối sánh kết quả thi.

Các Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh; Các Hội đồng thi

 Cục KTKĐCLGD, các sở GDĐT, các trường ĐH, CĐ

Hoàn thành chậm nhất ngày 06/7/2017

19    

Công bố kết quả thi

Các Hội đồng thi

Các sở GDĐT, Các đơn vị ĐKDT

Ngày 07/7/2017

20    

Hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT

Các sở GDĐT

Các trường phổ thông

Chậm nhất ngày 12/7/2017

21    

Cập nhật vào phần mềm QLT và gửi báo cáo kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ về Bộ GDĐT; công bố kết quả tốt nghiệp THPT.

Các sở GDĐT

Cục KTKĐCLGD

Chậm nhất ngày 14/7/2017

22    

Cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh.

Hiệu trưởng trường phổ thông

 

Chậm nhất ngày 17/7/2017

23    

In và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh

Các Hội đồng thi

Các sở GDĐT, các đơn vị ĐKDT

Chậm nhất ngày 17/7/2017

24    

Thu nhận đơn phúc khảo và lập danh sách phúc khảo kể từ ngày công bố kết quả thi.

Các đơn vị ĐKDT

 

Từ ngày  08/7 đến hết ngày 17/7/2017

25    

Các đơn vị ĐKDT chuyển dữ liệu phúc khảo cho sở GDĐT

Các đơn vị ĐKDT

Các sở GDĐT

Chậm nhất ngày 17/7/2017

26    

Sở GDĐT chuyển dữ liệu phúc khảo cho Hội đồng thi

Các sở GDĐT

Các Hội đồng thi

Chậm nhất ngày 18/7/2017

27    

Tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có)

Các Hội đồng thi

Cục KTKĐCLGD, các sở GDĐT, các trường ĐH, CĐ

Hoàn thành chậm nhất ngày 24/7/2017

28    

Hoàn thành việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo

Các sở GDĐT

Các trường phổ thông

Chậm nhất ngày 26/7/2017

29    

Cập nhật vào phần mềm QLT và gửi Báo cáo kết quả tốt nghiệp THPT chính thức và dữ liệu về Cục KTKĐCLGD

Các sở GDĐT

Cục KTKĐCLGD

 

Chậm nhất ngày 29/7/2017

30    

Gửi danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT chính thức về Văn phòng Bộ GDĐT

Các sở GDĐT

Văn phòng Bộ GDĐT

Chậm nhất ngày 30/7/2017

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Phụ lục II

ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THI

(Kèm theo Công văn số 417/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/02/2017

của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 


I. Đăng ký dự thi

1. Các sở GDĐT quyết định các nơi đăng ký dự thi (gọi là đơn vị ĐKDT) đảm bảo thuận tiện cho thí sinh; mỗi đơn vị ĐKDT được sở GDĐT gán 01 mã số, mã số 000 là mã đơn vị ĐKDT tại sở GDĐT, từ 001, 002,…là mã các trường THPT, trung tâm GDTX hoặc các cơ sở giáo dục tương đương khác (gọi chung là trường phổ thông); sở GDĐT có thể lập thêm các đơn vị ĐKDT cho thí sinh tự do, các điểm này sẽ lấy các mã 901, 902,... Các đơn vị ĐKDT có mã 000, 901,902,...chỉ thu nhận ĐKDT của thí sinh tự do ĐKDT chỉ để xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Các đơn vị ĐKDT là các trường phổ thông thu hồ sơ ĐKDT của thí sinh thuộc đơn vị mình và thu hồ sơ ĐKDT của thí sinh tự do khi được sở GDĐT giao nhiệm vụ.

Mỗi sở GDĐT được gán 01 mã số (Phụ lục VII) và cấp một tài khoản, mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống phần mềm QLT. Sau khi đăng nhập vào hệ thống, sở GDĐT nhập các thông tin theo quy định trong phần mềm QLT; rà soát lại danh sách và thông tin có liên quan đến trường phổ thông, các đơn vị ĐKDT thuộc phạm vi của sở GDĐT quản lý.

Sở GDĐT tạo tài khoản và mật khẩu cho các đơn vị ĐKDT để đăng nhập vào phần mềm QLT.

2. Các sở GDĐT chỉ đạo các trường phổ thông tổ chức cho các đối tượng ĐKDT theo quy định tại Điều 12 của Quy chế thi. Lưu ý một số điểm sau:

- Các trường phổ thông chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh điền vào Phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 (gọi tắt là Phiếu ĐKDT) đầy đủ và đúng các thông tin; rà soát hồ sơ đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT để đảm bảo độ chính xác của các thông tin thí sinh điền vào Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT, đặc biệt là thông tin vềdiện ưu tiên để được cộng điểm ưu tiên (nếu có); xem xét và quyết định điều kiện dự thi của thí sinh. Lưu ý: tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ.

- Các sở GDĐT, các đơn vị ĐKDT chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho việc ĐKDT (ví dụ: nơi đón tiếp thí sinh đến đăng ký, máy ảnh, máy vi tính, Phiếu ĐKDT, Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT, Túi hồ sơ,...); tổ chức kiểm tra, kiểm tra chéo thông tin thí sinh ĐKDT, đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT, đặc biệt lưu ý các thông tin về diện ưu tiên, điểm khuyến khíchtrong xét công nhận tốt nghiệp THPT.

- Khi ĐKDT, thí sinh phải kê khai đảm bảo chính xáccác thông tin về mã tỉnh, mã trường phổ thông,... đúngquy định; đồng thời nghiên cứu kỹ hướng dẫn thực hiện Quy chế tuyển sinh  ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2017 để ghi các thông tin vào mục đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ trong Phiếu ĐKDT.

- Với bài thiNgoại ngữ, thí sinh được tự chọn để ĐKDT một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức hoặc Tiếng Nhật. Thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông; thí sinh là học viên GDTX được ĐKDT bài thiNgoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ

- Các trường hợp được miễn thi bài thiNgoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT:

+ Thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT;

+ Thí sinh có một trong các chứng chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 20/6/2017:

TT

Môn

Ngoại ngữ

Chứng chỉ

đạt yêu cầu tối thiểu

Đơn vị cấp chứng chỉ

1

Tiếng Anh

- TOEFL ITP 450 điểm

- TOEFL iBT 45 điểm

Educational Testing Service (ETS)

IELTS 4.0 điểm

- British Council (BC)

- International Development Program (IDP)

2

Tiếng Nga

TORFL cấp độ 1 (Первый сертификационный уровень - ТРКИ-1)

Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội (The Russian centre of science and culture in Hanoi)

3

Tiếng Pháp

- TCF (300-400 điểm)

- DELF B1

Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Centre International d’Etudes Pedagogiques - CIEP)

4

Tiếng

Trung Quốc

HSK cấp độ 3

- Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc (Han Ban)

- Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia (The National Committee for the Test of Proficiency in Chinese)

5

Tiếng Đức

- Goethe-Zertifikat B1

- Deutsches Sprachdiplom  (DSD) B1

- Zertifikat B1

Ủy ban giáo dục phổ thông Đức tại nước ngoài (ZfA)

6

Tiếng Nhật

JLPT cấp độ N3

Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation)

- Thí sinh được sử dụng chứng chỉ môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thôngđể được miễn thi bài thiNgoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2017.

- Xác định điểm bảo lưu của thí sinh ĐKDT như sau:

+ Đối với thí sinh đã ĐKDTKỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại trường phổ thông: trường phổ thông căn cứ kết quả điểm thi năm 2016 (nếu có) để xác định điểm bảo lưu cho thí sinh;

+ Đối với thí sinh tự do đến từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) khác: Điểm bảo lưu do cơ quan chủ quản của trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 xác nhận.

- Thí sinh tự do dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT được chọn địa điểm nộp hồ sơ ĐKDT tại một trong các đơn vị ĐKDT do các sở GDĐT quy định nhưng phải dự thi tại Điểm thi mà các thí sinh đang học THPT của đơn vị ĐKDT đó được dự thi theo quy định.

-Thí sinh tự do dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT học theo chương trình nào phải đăng ký dự thi theo quy định của chương trình đó.

- Thí sinh tự do bị mất bản chính học bạ THPT nhưng có nguyện vọng được dự thi năm 2017 phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp, trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ dự thi của các kỳ thi trước.

- Bản chứng thực của các hồ sơ liên quan là bản photocopy được cơ quan công chứng xác nhận. UBND cấp xã xác nhận về cư trú và việc không vi phạm pháp luật; cơ quan chuyên môn cấp huyện xác nhận các điều kiện được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên khác theo quy định tại Điều 36 của Quy chế thi.

- Ảnh của thí sinh là ảnh màu cỡ 4x6 cm, kiểu Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân (gọi chung là Chứng minh nhân dân), được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng.

- Khi nhập Phiếu ĐKDT, phải nhập cả ảnh của thí sinh (có thể quét ảnh thí sinh đã nộp hoặc nhập từ file ảnh hoặc chụp ảnh trực tiếp). Ảnh của thí sinh đưa vào hệ thống có độ phân giải là 400x600 pixels và phải được gắn đúng với thí sinh.

3. Thời hạn ĐKDT:

- Từ ngày 01/4/2017 đến ngày 20/4/2017,các đơn vị ĐKDT thực hiện: thu 02 Phiếu ĐKDT, bản photocopy 2 mặt Chứng minh nhân dântrên 1 mặt giấy A4, 02 ảnh 4x6 cm và một phong bì thư đã dán temghi rõ họ tên địa chỉ nhận của thí sinh để trong Túi đựng hồ sơ theo mẫu của Bộ GDĐT; nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm QLT. Sau khi đã nhập xong dữ liệu, cán bộ máy tính in thông tin ĐKDT của thí sinh từ phần mềm QLT, giao cho giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ được phân công để tổ chức cho học sinh rà soát, ký xác nhận.

Sau ngày 20/4/2017, thí sinh không được thay đổi Điểm thi và các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký.

- Chậm nhất đến ngày 25/5/2017,các đơn vị ĐKDT hoàn thành việc:thu Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT và hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo; nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm QLT. Ngay sau khi nhập xong dữ liệu, cán bộ máy tính in thông tin đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPTcủa thí sinh từ phần mềm QLT, giao cho giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ được phân công tổ chức cho học sinh rà soát, ký xác nhận. Thí sinh tự do có thể nộp hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT cùng hồ sơ ĐKDT.

- Đơn vị ĐKDT kiểm tra hồ sơ ĐKDT và các hồ sơ có liên quan đến kỳ thi, xem xét điều kiện dự thi của từng thí sinh, xác nhận tư cách thí sinh, quyết định không cho thí sinh dự thi nếu không đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ; đồng thời, thông báo trực tiếp cho thí sinh. Sau đó, in Danh sách thí sinh ĐKDT theo thứ tự a, b, c,… của tên thí sinh, theo lớp thí sinh đang học, theo thí sinh tự do.

- Phiếu ĐKDT số 1 lưu tại đơn vịĐKDT, Phiếu ĐKDT số 2 giao lại cho thí sinh.

- Chậm nhất ngày 25/5/2017, các đơn vị ĐKDT hoàn chỉnh các công việc trên, bàn giao cho sở GDĐT: Danh sách ĐKDT, túi hồ sơ ĐKDT gồm bản photocopy Chứng minh nhân dân, phong bì ghi địa chỉ và ảnh của thí sinh(Phiếu ĐKDT số 1 dán bên ngoài túi hồ sơ sẽ được sở GDĐT lưu giữ).

- Đơn vị ĐKDT chịu trách nhiệm bảo quản Phiếu ĐKDT số 1, Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT,hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo, Danh sách thí sinh ĐKDT để xuất trình kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, công tác xét công nhận tốt nghiệp THPT và yêu cầu sửa chữa (nếu có).

- Khi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có Chứng minh nhân dân. Các sở GDĐT, các trường phổ thông hướng dẫn để học sinh có Chứng minh nhân dân trước khi nộp Phiếu ĐKDT. Trong trường hợp không có Chứng minh nhân dân thì phần mềm QLT sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý. Những thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ thì phải đăng ký số điện thoại, email của mìnhkhi ĐKDT (lưu ý thí sinh đã đăng ký sơ tuyển phải dùng Chứng minh nhân dân thống nhất khi ĐKDT và đăng ký sơ tuyển).

- Sau khi nộp Phiếu ĐKDT, thí sinh sẽ được đơn vị ĐKDT cấp một tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào phần mềm QLT qua internet tại địa chỉ http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Tài khoản này được thí sinh dùng để đăng nhập vào phần mềm QLT từ khi ĐKDT đến khi xem kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Để bảo mật thông tin, khi nhận được tài khoản và mật khẩu thí sinh nên thay đổi ngay mật khẩu. Thí sinh cần phải bảo mật tài khoản và mật khẩu của mình.

Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì có thể liên hệ với đơn vị ĐKDTđể xin cấp lại.

Tùy từng thời điểm, khi đăng nhập vào phần mềm QLT, thí sinh có thể biết được các thông tin như: Thông tin ĐKDT (phản hồi các sai sót nếu có trước ngày 25/4/2017); thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT (phản hồi các sai sót nếu có trước ngày 25/5/2017); Giấy báo dự thi; Địa điểm thi; Kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT; Kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ.

4. Các sở GDĐT có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các đơn vị ĐKDT thuộc phạm vi quản lý thực hiện tốt các công việc như: hướng dẫn thí sinh ĐKDT, thu Phiếu ĐKDT, hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT, cập nhật dữ liệu vào phần mềm QLT.

Chậm nhất ngày 28/5/2017, các sở GDĐT hoàn thành việc kiểm tra, cập nhật những sửa đổi, bổ sung dữ liệu (nếu có) đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT của thí sinh vào phần mềm QLT và báo cáo Bộ GDĐT theo mẫu quy định trong phần mềm QLT.

II. Tổ chức Hội đồng thi

1. Thành lập Hội đồng thi

Giám đốc sở GDĐT ban hànhquyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi (bao gồm lãnh đạo các Ban) để thực hiện các công việc của Kỳ thi; quyết định số Điểm thi và số lượng thành viên Hội đồng thi; phân công cán bộ do các trường ĐH, CĐ phối hợp cử tham gia các khâu tổ chức thi.

CBCT không được coi thi tại Điểm thi có học sinh lớp 12 năm học 2016-2017 của trường mình dự thi.

Trước ngày 27/5/2017, các trường ĐH, CĐ được giao nhiệm vụ phối hợp gửi danh sách cán bộ, giảng viên của trường tham gia các khâu tổ chức thi cho đơn vị chủ trì cụm thi (riêng danh sách lãnh đạo trường và cán bộ tham gia Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, Hội đồng thi và lãnh đạo các Ban của Hội đồng thi gửi trước ngày 10/5/2017).

Cục Nhà trường có thể tổ chức cho các thí sinh dự thi tại cụm thi do sở GDĐT chủ trì hoặc tổ chức 01 cụm thi do Cục Nhà trường chủ trì.

Lưu ý: Điểm thi của cụm thi có thể đặt tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh.

2.Mỗi cụm thi (Hội đồng thi)được Bộ GDĐT gán 01 mã số (Phụ lục VII) và cấp một tài khoản, mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống QLT. Sau khi đăng nhập vào hệ thống, Hội đồng thi nhập các thông tin theo quy định tại phần mềm QLT. Mỗi Hội đồng thi có thể có nhiều Điểm thi. Mỗi Điểm thi được Hội đồng thi gán 01 mã số từ 01 đến hết và được nhập vào phần mềm QLT.

3. Hội đồng thi căn cứ khung thời gian cho các công việc chính dưới đây, xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện, đảm bảo sự hợp lý trong phân công nhiệm vụ và tính chính xác của hệ thống cơ sở dữ liệu:

a)Trước ngày 25/5/2017, hoàn thành các công việc sau:

- Lập danh sách tất cả thí sinh dự thi tại Điểm thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh để gán số báo danh;

- Lập danh sách thí sinh theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh theo từng bài thi hoặc môn thi thành phần của bài thi tổ hợp (KHTN hoặc KHXH) để xếp phòng thi.

Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất. Số báo danh của thí sinh gồm mã của Hội đồng thi có 02 chữ số và 06 chữ số tiếp theo được gán tăng dần, liên tục từ 000001 đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, đảm bảo không có thí sinh trùng số báo danh.

          - In từ phần mềm QLT: Danh sách thí sinh theo Hội đồng thi; Danh sách thí sinh trong phòng thi theo từng bài thi, môn thi thành phần; Danh sách ảnh của thí sinh (in bằng máy in màu); Phiếu thu bài thi.

- Hoàn thành Giấy báo dự thi theo quy định trong phần mềm QLT để các đơn vị ĐKDT in Giấy báo dự thi, ký tên, đóng dấu và trả cho thí sinh xong trước ngày 07/6/2017.

b) Trước ngày 16/6/2017, hoàn thành các công việc sau:

- In Thẻ dự thi, ký tên, đóng dấu (in bằng máy in màu, nếu máy in đen trắng phải dán ảnh thí sinh vào Thẻ dự thi và đóng dấu giáp lai).

- In Danh sách nhận Thẻ dự thi theo mẫu quy định trong phần mềm QLT.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho Hội đồng thi: phòng thi, phòng làm việc của Hội đồng thi, các văn bản, mẫu biểu, văn phòng phẩm, máy vi tính kết nối internet,…

c) Chậm nhất ngày 16/6/2017: bàn giao cho các Điểm thi Danh sách thí sinh theo Điểm thi; Danh sách thí sinh trong phòng thi; Danh sách ảnh của thí sinh; Thẻ dự thi của thí sinh; Phiếu thu bài thi; Văn phòng Điểm thi, các phòng thi; các văn bản, mẫu biểu, văn phòng phẩm,…

d) Trước ngày 01/7/2017: gửi về Bộ GDĐT đĩa CD kết quả quét bài thi gốc (trắc nghiệm) đợt 1.

đ) Trước ngày 04/7/2017: gửi về Bộ GDĐT đĩa CD kết quả chấm thi trắc nghiệm đợt 2 sau khi chấm chính thức.

e)Chậm nhấtngày 06/7/2017: gửi về Bộ GDĐT đĩa CD chứa toàn bộ dữ liệu điểm bài thi (được xuất từ phần mềm QLT phải giữ nguyên cấu trúc).

g)Chậm nhấtngày 24/7/2017: gửi về Bộ GDĐT đĩa CD kết quả chấm thi trắc nghiệm đợt 3 sau khi chấm phúc khảo./.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Phụ lục III

IN SAO ĐỀ THI

(Kèm theo Công văn số 417/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/02/2017

của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 


1. Các Hội đồng thi có trách nhiệm in sao đề thi của Kỳ thi cho tất cả các Điểm thi thuộc phạm vi quản lý hoặc có thể liên hệ với Hội đồng thi khác để ký hợp đồng in sao đề thi.

2.Thủ trưởng đơn vị chủ trì cụm thi:

a) Thành lập Ban In sao đề thi theo Điều 18 của Quy chế thi.

b) Chịu trách nhiệm toàn bộ về:

- Tiếp nhận bì đề thi gốc còn nguyên niêm phong của Bộ GDĐT;

-Quy định thời gian in sao đề thi, số lượng đề thi in sao, chuyển giao đề thi gốc còn nguyên niêm phongcho Trưởng Ban In sao đề thi; tiếp nhận đề thi in sao đã được niêm phong và chuyển giao cho Trưởng Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi để tổ chức chuyển đề thi đến các Điểm thi; đảm bảo an toàn, bí mật của đề thi trong quá trình vận chuyển;

- Đảm bảo cho khu vực in sao đề thi phải là một địa điểm an toàn, kín đáo, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt trong suốt thời gian làm việc, có đầy đủphương tiện bảo mật, phòng cháy, chữa cháy.

3. Thực hiện nghiêm túc yêu cầu cách ly theo 3 vòng độc lập, những người làm việc trong khu vực in sao đề thi chỉ được hoạt động trong phạm vi không gian cho phép:

a) Vòng 1 - Vòng in sao đề thi: chỉ gồm các cán bộ in sao đề thi, tiếp xúc trực tiếp với đề thi; là khu vực khép kín, cách ly tuyệt đối với bên ngoài từ khi mở đề thi gốc và bắt đầu in sao đến khi thi xong môn cuối cùng; cửa sổ các phòng phải đóng kín và niêm phong; các khoảng trống thông ra bên ngoài phải bịt kín bằng vật liệu bền, chắc. Hằng ngày, cán bộ ở vòng 1 tiếp nhận vật liệu và đồ ăn, uống từ bên ngoài chuyển vào qua vòng 2.

b) Vòng 2 - Vòng bảo vệ trong: chỉ gồm có 1-2 cán bộ an ninh bảo vệ và 1 cán bộ thanh tra trong đoàn thanh tra; là khu vực khép kín, tiếp giáp với vòng 1, cách ly tuyệt đối với bên ngoài đến khi thi xong môn cuối cùng; là đầu mối giao tiếp giữa vòng 3 với vòng 1. Những người làm việc ở vòng 2 có nhiệm vụ tiếp nhận vật liệu và đồ ăn, uống từ vòng 3 chuyển vào vòng 1; kiểm tra các đồ vật từ vòng 1 chuyển ra (bát đũa, đồ ăn, đồ uống,…).

c) Vòng 3 - Vòng bảo vệ ngoài: tiếp giáp với vòng 2; gồm công an và nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ và là đầu mối giao tiếp giữa vòng 2 với bên ngoài; đảm bảo tối thiểu 2 người trực và phải trực 24/24 giờ.

Người không có trách nhiệm, tuyệt đối không được vào khu vực in sao đề thi.

Trong khu vực in sao đề thi, không được sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, các loại điện thoại, trừ 01 điện thoại cố định có loa ngoài SP-phone đặt tại vòng 2 được cán bộ công an kiểm soát 24/24 giờ. Mọi cuộc liên lạc đều phải bật loa ngoài, phải ghi biên bản hoặc ghi âm.

4. Ban In sao đề thi thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Quy chế thi; đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Tiếp nhận, bảo quản đề thi gốc còn nguyên niêm phong từ Bộ GDĐT do Chủ tịch Hội đồng thi chuyển đến, chịu trách nhiệm toàn bộ về sự an toàn, bí mật của đề thi.

b) Trước khi in sao đề thi, Trưởng Ban In sao đề thi phải kiểm tra đảm bảo có các phương tiện thiết bị phục vụ in sao đề thi như: máy photo siêu tốc (khổ giấy A4 hoặc A3, tốc độ tối thiểu 90 - 130 bản một phút; độ phân giải tối thiểu 400/600 dpi,..), máy sắp xếp tài liệu và máy đếm trang (nếu có),... Khi kiểm tra phải lập biên bản đảm bảo các máy móc, thiết bị không gắn bộ phận thu phát và không nối mạng Internet.

Mọi phương tiện, thiết bị, vật tư trong khu vực in sao dù bị hư hỏng hay không dùng đến chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi thi xong môn thi cuối cùng của kỳ thi.

c) Trong quá trình in sao

- Đọc soát đề thi gốc, kiểm tra kỹ bản in sao thử, so sánh với bản đề thi gốc trước khi in sao. Trường hợp phát hiện sai sót hoặc có nội dung còn nghi vấn trong đề thi gốc phải báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng thi để đề nghị Ban Chỉ đạo thi quốc gia xử lý;

- Kiểm soát chính xác số lượng thí sinh của từng phòng thi, Điểm thi, môn thi để tổ chức phân phối đề thi, ghi tên Điểm thi, phòng thi, môn thi và số lượng đề thi, giờ phát đề thi vào từng phong bì chứa đề thi, quy định tại khoản 4 Điều 16của Quy chế thi trước khi đóng gói đề thi;

- In sao đề thi các môn theo số lượng được giao; chú ý các phòng thi cuối của Điểm thi, phòng thighép các môn Ngoại ngữ có số thí sinh khác 24.

- Đối với bài thi tổ hợp, việc in sao, đóng gói thực hiện như sau:

+ In sao niêm phong theo từng môn thi thành phần (đề thi được xếp trong từng bì đề thi theo thứ tự tăng dần của mã đề thi);

+ Các túi đề thi của môn thi thành phần được đóng gói vào 01 bì chung, ngoài bì ghi rõ: tên môn thi thành phần củabài thi KHTN hoặc KHXH, ngày thi, phòng thi vàĐiểm thi.

-Trong quá trình in sao phải kiểm tra chất lượng bản in sao; các bản in sao thử và hỏng phải được thu lại, bảo quản theo chế độ mật.  

- Đóng gói đúng số lượng đề thi, đúng môn thi ghi ở phong bì chứa đề thi, đủ số lượng đề thi cho từng Điểm thi, từng phòng thi. Mỗi môn thi ở Điểm thi phải có 01 phong bì chứa đề thi dự phòng (đủ các mã đối với đề thi trắc nghiệm). Sau khi đóng gói xong đề thi từng môn,từng bài thi, Trưởng Ban In sao đề thi quản lý các bì đề thi; kể cả các bản in thừa, in hỏng, mờ, xấu, rách, bẩn đã bị loại ra.

- Riêng đề thi của mỗi bàithi trắc nghiệm: in sao từng mã đề thi, dập ghim xong (nếu có) mới chuyển sang in sao đến mã đề thi khác; phải kiểm tra đúng mã đề thi, số lượng tờ, thứ tự sắp xếp và chất lượng bản sao.

d) Phải có biện pháp cụ thể để phân biệt túi đề thi của các môn thi, bài thi khác nhau, ví dụ: túi đề thi của các môn khác nhau có màu khác nhau, hoặc dùng dây buộc và giấy dán có màu khác nhau.

đ) Ban In sao đề thi chuyển giao các bì đề thi đã niêm phong cho Ban Vận chuyển và bàn giao đềthi.

Tuỳ theo điều kiện thực tế của địa phương, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định phương án và thời gian giao đề thi cho các Điểm thi, trên cơ sở đảm an toàn và bảo mật.

e) Khi cần thiết, Bộ GDĐT quyết định và hướng dẫn cụ thể việc sử dụng đề thi dự bị của Kỳ thi./.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Phụ lục IV

COI THI

(Kèm theo Công văn số 417/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/02/2017

của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 


1. Thực hiện theo quy định tạiChương V của Quy chế thi; trong đó, cần lưu ý một số điểm sau:

a) Trước mỗi buổi thi:

- Trưởng Điểm thi đảm bảo các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân (nếu có) của tất cả những người làm nhiệm vụ tại Điểm thi phải được lưu giữ tại phòng trực của Điểm thi. Khi cần thông tin khẩn cấp, cán bộ làm nhiệm vụ thi phải báo cáo Trưởng Điểm thi để xử lý.

- Trưởng Điểm thi quy định cách đánh số báo danh trong phòng thi; tổ chức cho cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi bắt thăm phân công coi thi, giám sát phòng thi; đảm bảo trong mỗi phòng thi có 01 cán bộ coi thi (CBCT) là cán bộ, giảng viên của trường ĐH, CĐ và 01 CBCT là giáo viên của trường phổ thông.

b) Trưởng Ban Coi thi quyết định giờ phát túi đề thi còn nguyên niêm phong cho CBCT.

c) Khi gọi thí sinh vào phòng thi, CBCT kiểm tra các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi theo quy định tại Điều 14 của Quy chế thi. Thí sinh được mang vào phòng thi máy tính cầm tay được quy định trong văn bản của Bộ GDĐT.

Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất gọi tên thí sinh vào phòng thi, CBCT thứ hai dùng Thẻ dự thi và Danh sách ảnh của thí sinh để đối chiếu, nhận diện thí sinh; hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định và kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi mọi tài liệu và vật dụng cấm theo quy định tại Điều 14 của Quy chế thi. Sau đó CBCT thứ nhất đi nhận đề thi; CBCT thứ hai ở lại phòng thi và ký tên vào giấy thi, giấy nháp với số lượng vừa đủ và phát cho thí sinh.

d) Mỗi phòng thi phải được trang bị 01 chiếc kéo dành cho CBCTđể cắt túi đề thi. Trước khi cắt túi đề thi và phát đề thi vào đúng thời điểm ghi trong Lịch thi, CBCT phải cho toàn thể thí sinh trong phòng thi chứng kiến tình trạng niêm phong của túi đề thi, sự phù hợp môn thi với lịch thi và lập biên bản xác nhận có chữ ký của 2 thí sinh trong phòng thi.

đ) Ngay sau khi phát đề cho thí sinh, CBCT yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi: nếu thấy đề thi bị thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ, phải lập tức báo cho CBCT để kịp thời xử lý; nếu không phát hiện hoặc để quá 10phút sau khi phát đề mới báo cáo thì thí sinh phải tự chịu trách nhiệm. Tất cả những trường hợp phát sinh về đề thi, CBCT phải báo cáo cho Trưởng Điểm thi để báo cáo Trưởng Ban Coi thi ngay sau khi phát hiện (qua cán bộ giám sát thi).

e)Quy trình coi thi trắc nghiệm thực hiện theo Điều 21, Điều 22 của Quy chế thi với một số lưu ý:

-Thí sinh là học sinh lớp 12 năm học 2016-2017ĐKDTbài thi tổ hợpnào thì phải thi tất cả các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đó.

- Thí sinh làm bài các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo Lịch thi trên cùng một phiếu TLTN. Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp, CBCT mới thu Phiếu TLTN.

- Việc phát Phiếu TLTN và hướng dẫn thí sinh điền đủ thông tin vào các mục trên Phiếu TLTNcủa bài thi tổ hợp được thực hiện tương tự như phát Phiếu TLTN của các bài thi trắc nghiệm khác. Lưu ý: Các môn thi thành phần trong mỗi bài thi tổ hợpcó cùng một mã đề thi; thí sinh ghimã đề thi này trên Phiếu TLTN để theo dõi;

- Đề thi trắc nghiệm được phát theo hàng ngang, lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới;

- Trong túi đựng đề thi của mỗi bài thi tổ hợp có chứa bì đựng đề thi của từng môn thi thành phần tương ứng. CBCT chỉ được cắt bì đề thi và phát đề thi của môn thi thành phần cho thí sinh đúng thời điểm ghi trên Lịch thi;

- Thí sinh phải nộp lại đề thi, giấy nháp khi hết thời gian làm bài môn thi thành phần,không phải nộp lại đề thi, giấy nháp đối với môn thi Sinh học và Giáo dục công dâncủa bài thi tổ hợp; không phải nộp lại đề thi, giấy nháp đối với các bài thi độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

g) Sau khi tính giờ làm bài 15 phút, CBCT nộp các đề thi thừa đã được niêm phong và đề môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đã thu của thí sinh (nếu có) cho người được Trưởng Điểm thi phân công.

h) Khi thu bài, CBCT trong phòng thi xếp các bài thi theo thứ tự tăng dần của số báo danh, yêu cầu thí sinh điền vào Phiếu thu bài thi số tờ giấy thi của mình và ký xác nhận; đảm bảo không xảy ra nhầm lẫn, thiếu sót.

i)Thí sinh GDTX thi bài thi KHXH, thí sinh tự do, được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số Điểm thi do Giám đốc sở GDĐT quyết định. Việc tổ chức coi thi như sau:

- Thí sinh thi cả 3 môn thi thành phần của bài thi tổ hợp: Tổ chức coi thi như đối với các đối tượng khác được quy định tại điểm e khoản này.

- Thí sinh thi 2 môn thi thành phần liên tiếp (bao gồm cả thí sinh GDTX thi bài thi KHXH): CBCT và thí sinh có mặt tại phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 15 phút để làm công tác chuẩn bị.Ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất của mình,thí sinh phải dừng bút, CBCT thu đề thi và giấy nháp của thí sinh, sau đó CBCT phát đề thi môn thi thành phần tiếp theo và giấy nháp mới đúng Lịch thi. Khi hết giờ làm bài môn thi thành phần thứ 2, CBCT thu đề thi và giấy nháp của thí sinh(trừ môn thi Sinh học và Giáo dục công dân) và cho thí sinh ra về dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát.

- Thí sinh thi 2 môn thi thành phần không liên tiếp: CBCT và thí sinh có mặt tại phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 15 phút để làm công tác chuẩn bị.Ngay sau khi hết giờ làm bàicủa môn thi thành phần thứ nhất, thí sinh phải dừng bút, nộp đề thi, giấy nháp cho CBCT. Thí sinhphải ngồi nguyên vị trí, giữ trật tự, úp Phiếu TLTN xuống mặt bàn và bảo quản Phiếu TLTN trong suốt thời gian chờ thi môn thành phần tiếp theo. Trường hợp đặc biệt, thí sinh ra ngoài phòng thi phải được phép của CBCT, thí sinh này phải nộp Phiếu TLTN cho CBCT; thí sinh ra ngoài phòng thi dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát.

- Thí sinh chỉ thi 1 môn thi thành phần: CBCT và thí sinh có mặt tại phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 15 phút để làm công tác chuẩn bị.Ngay sau khi hết giờ làm bài, CBCT thu Phiếu TLTN, thu đề thi và giấy nháp của thí sinh(trừ các môn thi Sinh học và Giáo dục công dân) và cho thí sinh ra về dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát.

2. Giao nộp bài thi

a) Thời gian giao nộp bài thi: hoàn thành ngay sau buổi thi cuối cùng của Kỳ thi; thời gian và địa điểm cụ thể do Chủ tịch Hội đồng thi quy định.

b) Trưởng Ban Coi thi giao nộp bài thi và hồ sơ coi thi cho Chủ tịch Hội đồng thi hoặc giao nộp trực tiếp cho Trưởng Ban Chấm thi theo quy định của Chủ tịch Hội đồng thi./.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Phụ lục V

CHẤM THI, CHẤM KIỂM TRA, PHÚC KHẢO

(Kèm theo Công văn số 417/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/02/2017

của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 


1. Chấm thi

a) Ban Chấm thi đảm bảo đúng thành phần và thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định tại Chương VI của Quy chế thi.

b) Các bài thi vi phạm Quy chế thi được xử lý theo quy định tại Điều 49 của Quy chế thi. Riêng bài thi tổ hợp cần lưu ý chỉ trừ điểm của môn thành phần nào mà thí sinh vi phạm kỷ luật (mức độ khiển trách trừ 25% điểm, mức độ cảnh cáo trừ 50% điểm), không trừ điểm môn thành phần mà thí sinh không vi phạm kỷ luật.

c) Chấm bài thi trắc nghiệm

- Các Phiếu TLTN (bài làm của thí sinh) đều được chấm bằng máy.

- Quy trình quét bài trắc nghiệm, xử lý, chấm thi và báo cáo: theo hướng dẫn chi tiết của Cục KTKĐCLGD về quét, xử lý và chấm bài thi trắc nghiệm.

- Bộ phận giám sát chấm bài trắc nghiệmgồm: cán bộ giám sátcủa đơn vị chủ trì cụm thi, đơn vị phối hợp tổ chức thi(nếu có) vàcông anthực hiện giám sát trực tiếp, liên tục các hoạt động của Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm.

- Quét Phiếu TLTN: việc quét Phiếu TLTN phải được giám sát chặt chẽ. Trước khi quét phải lập biên bản mở niêm phong. Sau khi quét phải lập biên bản niêm phong. Các thành viên tham gia xử lý Phiếu TLTN tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào Phiếu TLTN của thí sinh với bất kỳ lý do gì. Sau khi quét, tất cả Phiếu TLTN và Phiếu thu bài thi được niêm phong, lưu giữ và bảo mật tại đơn vị.

Các tệpkết quả quét bài thi gốc (kèm theo số báo danh, chưa kiểm dò, chưa sửa chữa, chưa chấm thi) được xuất từ phần mềm, đảm bảo cấu trúc và yêu cầu theo quy định của Bộ GDĐT, được ghi vào 02 đĩa CD giống nhau (gọi là đĩa CD1), dán niêm phong, có chữ ký của bộ phận giám sát; một đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu giữ, một đĩa gửi chuyển phát nhanh về Bộ GDĐT (Cục KTKĐCLGD), chậm nhất ngày 01/7/2017.

- Xử lý bài thi và chấm thi:

+ Điểm của bài thi tổ hợp là trung bình cộng điểm của các môn thi thành phần, quy về thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Điểm của các bài thi độc lập và điểm của từng môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp được quy về thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

+ Sau khi niêm phong đĩa CD1 lưu các tệp kết quả quét bài thi gốc, các đơn vị mới được phép mở niêm phong các tệp dữ liệu phục vụ chấm thi do Cục KTKĐCLGD đã gửi đến. Tổ xử lý bài trắc nghiệm tiến hành việc xử lý bài thi và chấm thi chính thức.

Các tệp: (a) Biên bản sửa lỗi kỹ thuật các Phiếu TLTN; (b) Kết quả chấm thi chính thức của các bài thi trắc nghiệm;(c) Kết quả quét bài thi gốc được ghi vào 02 đĩa CD giống nhau (gọi là đĩa CD2), dán niêm phong, có chữ ký của những cán bộ giám sát; một đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng thi cất giữ, một đĩa gửi về Cục KTKĐCLGD.

+ Trước ngày 04/7/2017,các đơn vị gửi chuyển phát nhanh đĩa CD2 về Cục KTKĐCLGD.

d) Chấm bài thi tự luận.

- Phải bố trí đủ CBChT để chấm đúng tiến độ đề ra.

- Tiến hành nghiên cứu, thảo luận kỹ về đáp án, biểu điểm và thực hiện nghiêm túc khâu chấm chung ban đầu theo quy định của Quy chế thi;

- Bố trí CBChT chấm lần thứ nhất và lần thứ hai ngồi ở 2 phòng chấm khác nhau.

- Mỗi bài thi tự luận được 2 CBChT chấm độc lập. CBChT lần thứ nhất chấm trên Phiếu chấm cá nhân (gửi kèm Hướng dẫn chấm thi củamôn thi tự luận). CBChT lần thứ hai chấm trên bài thi và ghi điểm vào Phiếu ghi điểm (Phụ lục X).

- Trưởng môn chấm thi phải thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấm thi của các CBChT trong tổ chấm thi. Trước khi giao bài đã chấm xong 2 vòng độc lập cho 2 CBChT thống nhất điểm, phải đối chiếu điểm bài thi trên Phiếu ghi điểmcủa CBChT lần thứ hai với điểm trên Phiếu chấm cá nhân của CBChT lần thứ nhất, phát hiện những trường hợp chênh lệch từ 0,5 điểm trở lên để theo dõi, xác định nguyên nhân và kết quả xử lý thống nhất của 2 CBChT nhằm phòng ngừa các sai sót, vi phạm Quy chế thi. Đồng thời, quán triệt CBChT không được sửa chữa điểm trên Phiếu chấm, Phiếu ghi điểm và trên bài thi trong quá trình thống nhất điểm.

- Xử lý nghiêm đối với những bài làm vi phạm Quy chế thi hoặc cán bộ không thực hiện đúng Quy chế thi; khắc phục những biểu hiện dễ dãi, bỏ qua lỗi trong bài làm của thí sinh, dẫn đến kết quả chấm không phản ánh đúng thực chất.

- Để kiểm tra độ chính xác của việc quản lý chấm thi bằng máy tính, tránh xảy ra sai sót trong khâu hồi phách và vào điểm thi, Ban Chấm thi tiến hành khớp phách ngẫu nhiên ít nhất 20% số bài thi tự luận.

Lưu ý: Đối với những bài thi phải lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức, thì điểm trung bình cộng phải được quy về thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân.

2. Chấm kiểm tra bài thi tự luận

Mục đích của chấm kiểm tra là giúp Trưởng Ban Chấm thi phát hiện nhanh, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình chấm thi. Vì vậy:

a) Phải bố trí đủ CBChT tự luận để thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi của mỗi môn thi, theo tiến độ chấm của Ban Chấm thi đúng với quy định tại Điều 25 của Quy chế thi;

b)Tổ chức cho các thành viên của Tổ Chấm kiểm tra nghiên cứu, thảo luận đáp án, biểu điểm cùng với các tổ chấm thi;

c) Lãnh đạo Ban Chấm thi lựa chọn ngẫu nhiên một số bài đã chấm (có thể chọn cả túi) hoặc chọn ra những bài có nghi vấn (được 2 CBChT cho điểm khác nhau nhiều trước khi thống nhất điểm,...) và giao cho Tổ Chấm kiểm tra để chấm kiểm tra;

Lưu ý: Cán bộ chấm kiểm tra chỉ ghi điểm vào Phiếu chấm cá nhân,không ghi điểm vào bài thi của thí sinh;

d) Cuối mỗi buổi chấm thi hoặc khi cần thiết, Tổ trưởng Tổ Chấm kiểm tra báo cáo kết quả chấm kiểm tra, kiến nghị đề xuất với Trưởng Ban Chấm thi về những vấn đề cần điều chỉnh (nếu có) đối với các tổ chấm thi, đối với CBChT;

đ) Các thành viên của Tổ Chấm kiểm tra chỉ trực tiếp làm việc với các tổ chấm thi có liên quan theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chấm thi.

3. Phúc khảo

Sau khi công bố kết quả thi, các đơn vị tổ chức phúc khảo bài thi theo quy định tại Chương VII của Quy chế thi; lưu ý những điểm dưới đây:

a) Đơn vị ĐKDT tiếp nhận đơn xin phúc khảo của thí sinh, cập nhật vào phần mềm QLT, gửi Danh sách đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm và bài thi tự luận cho sở GDĐT.

b) Sở GDĐT tập hợp Danh sách đề nghị phúc khảo và gửi Danh sách đề nghị phúc khảo đến các Hội đồng thi.

c) Thủ trưởng đơn vị chủ trì cụm thi thành lập Ban Phúc khảo để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Quy chế thi.

d)  Phúc khảo bài thi trắc nghiệm

Chấm lại bài thi trắc nghiệm được đề nghị phúc khảotheo các bước sau:

- Khi có mặt đầy đủ thành viên của Tổ Chấm phúc khảo, bộ phận giám sát, Tổ Chấm phúc khảo tiến hành mở niêm phong và rút bài phúc khảo.

- Bộ phận giám sát và thành viên Tổ Chấm phúc khảo đối chiếu từng câu trả lời đã tô trên Phiếu TLTN với kết quả tệp đã quét lưu trong máy tính.

- Nếu có những sai lệch, phải in Phiếu chấm (từ phần mềm chấm thi) trước và sau khi sửa để lưu làm hồ sơ. Xác định nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch.

- Bài thi sau khi đối chiếu xong phải được niêm phong lại; bộ phận giám sát và thành viên Tổ Chấm phúc khảo cùng ký niêm phong; sau đó được lưu giữ theo quy định.

- Kết thúc việc chấm phúc khảo, Tổ Chấm phúc khảo lập biên bản tổng kết, có chữ ký của tất cả các thành viên vàbộ phận giám sát.

Lưu ý: khi điểm chấm lại chênh lệch so với điểm chấm lần trước thì điểm phúc khảo là điểm mới của bài thi.

Chậm nhấtngày 24/7/2017 (sau khi chấm phúc khảo xong), các tệp: (a) Biên bản sửa lỗi kỹ thuật các Phiếu TLTN sau phúc khảo; (b) Kết quả chấm thi chính thức của tất cả các bài thi trắc nghiệm được Hội đồng thi ghi vào 02 đĩa CD giống nhau (gọi là đĩa CD3), dán niêm phong, có chữ ký của những cán bộ giám sát; một đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu giữ, một đĩa gửi về Cục KTKĐCLGD.

đ) Phúc khảo bài thi tự luận 

Tổ chức chấm lại bài thi theo hướng dẫn chấm, đảm bảo đúng nguyên tắc 2 CBChT chấm độc lập trên một bài thi.

e) Niêm phong riêng các bài thi trắc nghiệm, các bài thi tự luận đã phúc khảo kèm theo phách và bàn giao cho sở GDĐT lưu trữ.

g) Thực hiện việc cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm QLT và báo cáo kết quả sau phúc khảo theo quy định tại Điều 30 của Quy chế thi, công bố kết quảsau phúc khảo và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi của các thí sinh có thay đổi điểm sau phúc khảo cho các sở GDĐT có thí sinh xin phúc khảo.

          h) Lập hồ sơ phúc khảo, bao gồm: Quyết định thành lập Ban Phúc khảo, các biên bản của Ban Phúc khảo, các biên bản đối thoại giữa các cặp chấm thi (nếu có), danh sách thí sinh được thay đổi điểm bài thi./.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Phụ lục VI

XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT

(Kèm theo Công văn số 417/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/02/2017

của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 


1. Thực hiện đúng quy định tại Chương VIII của Quy chế thi.

Lưu ý:

- Thí sinh là người học trong các trung tâm GDTX không thuộc diện xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn nếu được xét đặc cách theo quy định tại Điều 12 và Điều 34 của Quy chế thi thì không phải có điều kiện về xếp loại hạnh kiểm;

- Việc bảo lưu điểm thi quy định tại Điều 35 của Quy chế thi áp dụng với thí sinh đã dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016;

- Đối với các thí sinh đủ điều kiện dự thi nhưng không có điểm trung bình học tập thì chỉ dùng điểm thi của các bài thi theo quy định để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT;

- Nếu thí sinh có nhiều Giấy chứng nhận nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Quy chế thi thì chỉ được cộng điểm khuyến khích đối với 1 Giấy chứng nhận có kết quả cao nhất;

- Chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học (bao gồm cả chứng chỉ kỹ thuật viên tin học) quy định tại khoản 2 Điều 36 của Quy chế thi là chứng chỉ được cấp theo quy định của Bộ GDĐT. Điểm khuyến khích này được bảo lưu trong toàn cấp học và đượccộng vào điểm bài thi để tính điểm xét tốt nghiệp;

- Thí sinh đoạt giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT được cộng 1,0 điểm.

- Về các tiêu chuẩn ưu tiên theo vùng miền quy định tại khoản 1 Điều 36 của Quy chế thi:

+ Danh mục các xã, phường, thị trấn thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,... do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, còn hiệu lực thi hành.

+ Danh mục các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc.

2. Giám đốc sở GDĐT chịu trách nhiệm trước Bộ GDĐT về việc duyệt thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh thuộc đơn vị mình theo đúng Quy chế thi.

3. Trước khi công bố chính thức danh sách tốt nghiệp THPT, các đơn vị phải gửi dữ liệu báo cáo về Bộ GDĐT./.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Phụ lục VII

MÃ SỐ CỤM THI (HỘI ĐỒNG THI)

(Kèm theo Công văn số 417/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/02/2017

của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 


Mã sở

Tên sở

 cụm (Hội đồng) thi

Tên Hội đồng thi

 

01

Sở GDĐT Hà Nội

01

Sở GDĐT Hà Nội

02

Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh

02

Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh

03

Sở GDĐT Hải Phòng

03

Sở GDĐT Hải Phòng

04

Sở GDĐT Đà Nẵng

04

Sở GDĐT Đà Nẵng

05

Sở GDĐT Hà Giang

05

Sở GDĐT Hà Giang

06

Sở GDĐT Cao Bằng

06

Sở GDĐT Cao Bằng

07

Sở GDĐT Lai Châu

07

Sở GDĐT Lai Châu

08

Sở GDĐT Lào Cai

08

Sở GDĐT Lào Cai

09

Sở GDĐT Tuyên Quang

09

Sở GDĐT Tuyên Quang

10

Sở GDĐT Lạng Sơn

10

Sở GDĐT Lạng Sơn

11

Sở GDĐT Bắc Kạn

11

Sở GDĐT Bắc Kạn

12

Sở GDĐT Thái Nguyên

12

Sở GDĐT Thái Nguyên

13

Sở GDĐT Yên Bái

13

Sở GDĐT Yên Bái

14

Sở GDĐT Sơn La

14

Sở GDĐT Sơn La

15

Sở GDĐT Phú Thọ

15

Sở GDĐT Phú Thọ

16

Sở GDĐT Vĩnh Phúc

16

Sở GDĐT Vĩnh Phúc

17

Sở GDĐT Quảng Ninh

17

Sở GDĐT Quảng Ninh

18

Sở GDĐT Bắc Giang

18

Sở GDĐT Bắc Giang

19

Sở GDĐT Bắc Ninh

19

Sở GDĐT Bắc Ninh

21

Sở GDĐT Hải Dương

21

Sở GDĐT Hải Dương

22

Sở GDĐT Hưng Yên

22

Sở GDĐT Hưng Yên

23

Sở GDĐT Hoà Bình

23

Sở GDĐT Hoà Bình

24

Sở GDĐT Hà Nam

24

Sở GDĐT Hà Nam

25

Sở GDĐT Nam Định

25

Sở GDĐT Nam Định

26

Sở GDĐT Thái Bình

26

Sở GDĐT Thái Bình

27

Sở GDĐT Ninh Bình

27

Sở GDĐT Ninh Bình

28

Sở GDĐT Thanh Hoá

28

Sở GDĐT Thanh Hoá

29

Sở GDĐT Nghệ An

29

Sở GDĐT Nghệ An

30

Sở GDĐT Hà Tĩnh

30

Sở GDĐT Hà Tĩnh

31

Sở GDĐT Quảng Bình

31

Sở GDĐT Quảng Bình

32

Sở GDĐT Quảng Trị

32

Sở GDĐT Quảng Trị

33

Sở GDĐT Thừa Thiên -Huế

33

Sở GDĐT Thừa Thiên -Huế

34

Sở GDĐT Quảng Nam

34

Sở GDĐT Quảng Nam

35

Sở GDĐT Quảng Ngãi

35

Sở GDĐT Quảng Ngãi

36

Sở GDĐT Kon Tum

36

Sở GDĐT Kon Tum

37

Sở GDĐT Bình Định

37

Sở GDĐT Bình Định

38

Sở GDĐT Gia Lai

38

Sở GDĐT Gia Lai

39

Sở GDĐT Phú Yên

39

Sở GDĐT Phú Yên

40

Sở GDĐT Đắk Lắk

40

Sở GDĐT Đắk Lắk

41

Sở GDĐT Khánh Hoà

41

Sở GDĐT Khánh Hoà

42

Sở GDĐT Lâm Đồng

42

Sở GDĐT Lâm Đồng

43

Sở GDĐT Bình Phước

43

Sở GDĐT Bình Phước

44

Sở GDĐT Bình Dương

44

Sở GDĐT Bình Dương

45

Sở GDĐT Ninh Thuận

45

Sở GDĐT Ninh Thuận

46

Sở GDĐT Tây Ninh

46

Sở GDĐT Tây Ninh

47

Sở GDĐT Bình Thuận

47

Sở GDĐT Bình Thuận

48

Sở GDĐT Đồng Nai

48

Sở GDĐT Đồng Nai

49

Sở GDĐT Long An

49

Sở GDĐT Long An

50

Sở GDĐT Đồng Tháp

50

Sở GDĐT Đồng Tháp

51

Sở GDĐT An Giang

51

Sở GDĐT An Giang

52

Sở GDĐT Bà Rịa-Vũng Tàu

52

Sở GDĐT Bà Rịa-Vũng Tàu

53

Sở GDĐT Tiền Giang

53

Sở GDĐT Tiền Giang

54

Sở GDĐT Kiên Giang

54

Sở GDĐT Kiên Giang

55

Sở GDĐT Cần Thơ

55

Sở GDĐT Cần Thơ

56

Sở GDĐT Bến Tre

56

Sở GDĐT Bến Tre

57

Sở GDĐT Vĩnh Long

57

Sở GDĐT Vĩnh Long

58

Sở GDĐT Trà Vinh

58

Sở GDĐT Trà Vinh

59

Sở GDĐT Sóc Trăng

59

Sở GDĐT Sóc Trăng

60

Sở GDĐT Bạc Liêu

60

Sở GDĐT Bạc Liêu

61

Sở GDĐT Cà Mau

61

Sở GDĐT Cà Mau

62

Sở GDĐT Điện Biên

62

Sở GDĐT Điện Biên

63

Sở GDĐT Đăk Nông

63

Sở GDĐT Đăk Nông

64

Sở GDĐT Hậu Giang

64

Sở GDĐT Hậu Giang

65

Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng

65

Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Phụ lục VIII

PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM DỰ KỲ THI THPT QUỐC GIA

(Kèm theo Công văn số 417/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/02/2017

của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 


         







HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU

ĐĂNG KÝ DỰ THI THPT QUỐC GIA VÀ XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

“Cao đẳng”  dùng trong hướng dẫn này được hiểu là “Cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên”

 

Mục SỞ GDĐT…MÃ SỞ: Thí sinh đăng ký tại đơn vị đăng ký dự thi thuộc sở nào thì ghi tên sở đó vào vị trí trống, sau đó điền 2 chữ số biểu thị mã sở vào2 ô trống tiếp theo, mã sở GDĐT do Bộ GDĐT quy định.

Mục Số phiếu: Nơi tiếp nhận đăng ký dự thi ghi, thí sinh không ghi mục này.

Mục 1, 2:Ghi theo hướng dẫn trên Phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng (sau đây gọi tắt là Phiếu ĐKDT).

Mục 3: a) Nơi sinh của thí sinh chỉ cần ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố, nếu sinh ở nước ngoài thí sinh chỉ cần ghi rõ tên quốc gia (theo tiếng Việt). b)Dân tộc ghi đúng theo giấy khai sinh.

Mục 4: Đối với Chứng minh nhân dân mẫu cũ, ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải, ba ô đầu để trống; đối với Chứng minh nhân dân mẫu mới hoặc Thẻ căn cước công dân, ghi đủ 12 chữ số vào các ô tương ứng.

Mục 5: Mã tỉnh (thành phố), mã huyện (quận) và mã xã (phường) chỉ đối với các xã (phường) thuộc diện đặc biệt khó khăn sẽ do Bộ GDĐT quy định. Thí sinh cần tra cứu tại nơi đăng ký dự thi để ghi đúng mã tỉnh (thành phố), mã huyện (quận), mã xã (phường)  nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú hiện tại vào các ô tương ứng ở bên phải. Thí sinh không có hộ khẩu thường trú tại xã đặc biệt khó khănthì bỏ trống ô mã xã. Sau khi điền đủ các mã đơn vị hành chính, thí sinh ghi rõ tên tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường) vào dòng trống. Đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên đối tượng hoặc khu vực có liên quan đến hộ khẩu thường trú, đề nghị phải khẳng định thời gian có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng tại khu vực 1 hoặc trên 18 tháng ở xã đặc biệt khó khăn trong thời gian học THPT bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng.

Mục 6: Ghi tên trường và địa chỉ đến huyện (quận), tỉnh (thành phố) của trường vào dòng kẻ chấm. Ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào 2 ô đầu, ghi mã trường vào 3 ô tiếp theo (mã trường ghi theo quy định của Sở GDĐT, nếu mã trường có 1 chữ số thì 2 ô đầu tiên ghi số 0, nếu mã trường có 2 chữ số thì ô đầu tiên ghi số 0). Đối với thí sinh là công an, quân nhân được cử tham gia dự thi để xét tuyển ĐH, CĐ thì ghi mã tỉnh tương ứng với tỉnh nơi đóng quân và mã trường THPT là 900. Đối với thí sinh có thời gian học ở nước ngoài thì những năm học ở nước ngoài ghi mã tỉnh tương ứng với tỉnh theo hộ khẩu thường trú tại Việt Nam và mã trường THPT là 800. Mục tên lớp: ghi rõ tên lớp 12 nơi học sinh đang học (ví dụ 12A1, 12A2,...), đối với học sinh là thí sinh tự do ghi “TDO”.

Mục 7: Ghi rõđiện thoại, email (nếu có). Đối với thí sinh có yêu cầu điều chỉnh đăng ký xét tuyển tuyển sinh trực tuyến, cần đăng ký số điện thoại di động cá nhân (của mình) để được cấp mật khẩu sử dụng một lần (OTP) qua tin nhắn đảm bảo cho sự bảo mật khi đăng ký xét tuyển trực tuyến.

Mục 8: Thí sinh phải ghi rõ họ tên người liên hệ, địa chỉ chi tiết: xóm (số nhà), thôn (đường phố, ngõ ngách), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố). Địa chỉ này đồng thời là địa chỉ nhận Giấy báo trúng tuyển nếu thí sinh trúng tuyển. 

Mục 9: Thí sinh có nguyện vọng lấy kết quả dự thi để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáoviên thì đánh dấu (X) vào ô bên cạnh

Mục 10: Thí sinh bắt buộc phải đánh dấu (X) vào một trong 2 ô để biểu thị rõ thí sinh học theo chương trình THPT hay chương trình GDTX.

Mục 11: Đối với thí sinh tự do, đánh dấu (X) vào một trong 2 ô để phân biệt rõ là thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT hay đã tốt nghiệp THPT (tính đến thời điểm dự thi).

Mục 12: Thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi nào thì ghi tên cụm thi và mã cụm thi do Bộ GDĐT quy định vào vị trí tương ứng.

Mục 13: Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng khác nộp ĐKDT tại các địa điểm do Sở GDĐT quy định. Mã đơn vị ĐKDT ghi theo hướng dẫn của nơi nhận ĐKDT.

Mục 14: Đối với thí sinh hiện đang là học sinh lớp 12 (chưa tốt nghiệp THPT) phải đăng ký bài thi tại điểm a, thí sinh không được phép chọn các môn thi thành phần ở điểm b. Đối với thí sinh tự do, tùy theo mục đích dự thi, tùy theo việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng có thể chọn cả bài thi (tại điểm a) hoặc chỉ chọn một số môn thành phần (tại điểm b) cho phù hợp. Trường hợp thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT có những môn thi (để xét công nhận tốt nghiệp) năm trước đủ điều kiện bảo lưu, nếu muốn bảo lưu bài thi/môn thi thành phần nào thì phải ghi điểm bài thi/môn thi đó ở Mục 15, tuy nhiên thí sinh vẫn có thể chọn thi bài thi/môn thi thành phần (đã xin bảo lưu) để lấy kết quả xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đối với thí sinh học theo chương trình GDTX có thể chọn môn thi ngoại ngữ nếu có nguyện vọng sử dụng môn ngoại ngữ trong tổ hợp môn xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. 

Cách chọn bài thi/môn thi thành phần: Thí sinh đăng ký dự thi bài thi/môn thi thành phần nào thì đánh dấu (X) vào ô bài thi/môn thi thành phần tương ứng, riêng đối với bài thi Ngoại ngữ thí sinh điền mã số tương ứng với ngôn ngữ cụ thể như sau: N1 – Tiếng Anh; N2 – Tiếng Nga; N3 – Tiếng Pháp; N4 – Tiếng Trung Quốc; N5 – Tiếng Đức; N6 – Tiếng Nhật.

Mục 15: Đối với thí sinh xin miễn thi ngoại ngữ, cần ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện miễn thi hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo quy định của Bộ GDĐT.

Mục 16: Thí sinh đã dự thi THPT năm trước, nếu có những môn thi đủ điều kiện bảo lưu theo quy định, thí sinh muốn bảo lưu môn nào thì ghi điểm môn đó vào ô tương ứng. Đối với những môn được bảo lưu, thí sinh vẫn có thể đăng ký dự thi (bài thi hoặc môn thi thành phần) ở Mục 13 nếu có nguyện vọng sử dụng kết quả thi xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Mục 17: Thí sinh tự xác định đối tượng ưu tiên, ghi đúng ký hiệu các đối tượng ưu tiên theo quy định tạiQuy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hoặc văn bản hướng dẫn  Nếu khai thiếu trung thực sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành. Thí sinh thuộc diện ưu tiên phải nộp đủ giấy tờ minh chứng hợp pháp cho trường khi đến nhập học.

Mục 18: Đối với thí sinh dự thi có mục đích xét tuyển ĐH, CĐ cần ghi mã khu vực vào ô trống như sau: Khu vực 1 (KV1) điền chữ số 1, Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) điền 2NT,  Khu vực 2 (KV2) điền chữ số 2, Khu vực 3 (KV3) điền chữ số 3. Trong 3 năm học THPT hoặc tương đương, học ở đâu lâu hơn hưởng ưu tiên khu vực ở đó. Nếu mỗi năm học một trường có mức ưu tiên khu vực khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp THPT ở đâu hưởng ưu tiên khu vực tại đó. Đối với thí sinh được ưu tiên theo hộ khẩu thường trú, căn cứ vào quy định của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy và hướng dẫn của Bộ GDĐT để ghi cho đúng khu vực ưu tiên được hưởng. Phần mềm đăng ký dự thi sẽ tự động xác định mức hưởng ưu tiên khu vực theo Quy chếtuyển sinhđại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy khi thí sinh khai đầy đủ Mục 5 và Mục 6; nếu thấy khác với thông tin khai trên phiếu ĐKDT, thí sinh cần kiểm tra lại thông tin đã khai tại các mục này.

Mục 19: Ghi theo hướng dẫn trên phiếu ĐKDT.

Mục 20: Đối với thí sinh thi với mục đích lấy kết quả để xét học liên thông lên cao đẳng, đại học cần đánh dấu (X) vào ô đã tốt nghiệp ở bậc học nào tương ứng: Đã tốt nghiệp trung cấp (TC) hoặc Đã tốt nghiệp cao đẳng (CĐ).

Mục 21: Mục này dành cho thí sinh có nguyện vọng xét tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên. Để ghi thông tin ở mục này, thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của trường có nguyện vọng học được đăng tải  trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT và trang thông tin của các trường để có thông tin đăng ký chính xác về mã trường, mã ngành/nhóm ngành, tên ngành/nhóm ngành, tổ hợp môn xét tuyển.Thí sinh đăng ký nguyện vọng nào không đúng với quy định của các trường thì nguyện vọng đó sẽ không được nhập vào hệ thống phần mềm để trường xét tuyển. 

Lưu ý:

- Thí sinh phải ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ vào các mục theo yêu cầu và không sửa chữa, tẩy xoá.

- Nếu là số, ghi bằng chữ số Ả rập (0, 1, 2, 3,…), không ghi bằng chữ số La mã (I, V, X,…).

 

 

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Phụ lục IX

PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT

(Kèm theo Công văn số 417/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/02/2017

của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

 






SỞ GDĐT…….…………

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

MÃ SỞ:

 

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Số phiếu:

 

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT

(Thí sinh dự thi chỉ để lấy kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ thì KHÔNG PHẢI khai Phiếu này.

Thí sinh nộp Phiếu này tại nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự  thi kỳ thi THPT quốc gia)

                                                             

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ, chữ đệm và tên của thí sinh (Viết đúng như giấy khai sinh bằng chữ in hoa có dấu)

..............................................................................................................Giới (Nữ ghi 1, Nam ghi 0)

 

2. Ngày, tháng và 2 số cuối của năm sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

(Nếu ngày và tháng sinh nhỏ hơn 10 thì ghi số 0 ở ô bên trái)Ngày          Tháng         Năm

3. Nơi sinh (Tỉnh hoặc thành phố): ..................................................................................................

4. Dân tộc(Ghi bằngchữ):...............................................................................................................

5. Giấy chứng minh nhân dân số (Ghi mỗi số vào một ô)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Thí sinh tự do(Đánh dấu X vào ô tương ứng nếu là thí sinh tự do)

 

 

B. THÔNG TIN ĐỂ XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT

7. Điểm trung bình cả năm lớp 12: ........................

8. Xếp loại cuối năm lớp 12: Hạnh kiểm:…………………………...… Học lực:…..……. …….….

9. Hình thức giáo dục phổ thông:(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

THPT

 

 

GDTX

 

 

Đối với hình thức GDTX, ghi rõ năm hoàn thành chương trình GDTX cấp THPT

 

 

                                                                                                                                                    

10. Đối tượng miễn thi tốt nghiệp: (Đánh dấu X vào ô tương ứng nếu thuộc đối tượng miễn thi tốt nghiệp)

 

11. Điểm khuyến khích được cộng thêm:

- Chứng nhận nghề phổ thông, xếp loại :………………. , điểm cộng: …..……

- Đoạt giải trong các kỳ thi (chọn giải cao nhất) do Ngành Giáo dục tổ chức hoặc phối hợp với các ngành chuyên môn khác từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT, gồm:

+ Thi học sinh giỏi các môn văn hoá:giải ………………, điểm cộng:……;

+ Thi thí nghiệm thực hành (Vật lí, Hoá học, Sinh học), thivăn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế: giải ………………, điểm cộng:….....;

- Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ: …..........…, điểm cộng: ….........

- Chứng chỉ tin học trình độ: ……...........…, điểm cộng: …..……

- Tổng điểm được cộng thêm : …………………………(không quá 4 điểm)

12. Diện ưu tiên xét tốt nghiệp: (Ghi kí hiệu theo diện hướng dẫn)……….……………......

C. HỒ SƠ KÈM THEO

1. Học bạ:…..………………………….……..……          Có        o         không   o

2. Giấy khai sinh (bản sao):…..…………………….       Có        o         không   o

3. Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp (bản sao):       Có        o         không   o

4. Chứng nhận miễn thi tốt nghiệp:…..……………       Có        o         không   o

5. Chứng chỉ miễn thi ngoại ngữ:…..………………      Có        o         không   o

6. Giấy chứng nhận nghề:…..…………….....                Có        o         không   o

7. Giấy chứng nhận đoạt giải trong các kỳ thi:…                       Có        o         không   o

8. Chứng chỉ ngoại ngữ (GDTX): …………………        Có        o         không   o

9. Chứng chỉ tin học (GDTX):……………………          Có        o         không   o

10. Giấy xác nhận điểm bảo lưu:.…………………..       Có        o         không   o

11. Giấy tờ khác (nếu có):…………….……………….…………..……………………………….

 

D. CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những lời khai trong Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT này là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu xử lý theo các quy định hiện hành.

 

Ghi chú: Sau ngày thi, mọi yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung lời khai sẽ không được chấp nhận.

Ngày        tháng       năm  2017.

Chữ ký của thí sinh

Ngày        tháng      năm  2017

Người nhận

(Ký, ghi rõ họ và tên)

..................................................

..................................................

Ngày        tháng      năm  2017

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ĐKDT

(Ký tên và đóng dấu)

..................................................

..................................................

 


Mặt sau:

HƯỚNG DẪN  VỀ  CÁC DIỆN  ƯU TIÊN VÀ ĐIỂM KHUYẾN KHÍCH

 

I. DIỆN ƯU TIÊN XÉT TỐT NGHIỆP THPT

Thí sinh thuộc một trong các diện:

1. Diện 1Không được cộng điểm ưu tiên.

Còn gọi là diện bình thường.                                        Ký hiệu:     D1

2. Diện 2cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

a) - Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động dưới 81% (chỉ với GDTX); Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động.                                                                                                Ký hiệu:  D2-TB2 

- Con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ VN anh hùng. Ký hiệu:  D2-CAH

- Người dân tộc thiểu số.                                                                      Ký hiệu:   D2-TS2

- Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT.                       Ký hiệu:  D2-VS2

- Người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học.Ký hiệu:  D2-CHH

- Có tuổi đời từ 35 tuổi trở lên, tính đến ngày thi.                                 Ký hiệu:    D2-T35

3.  Diện 3: cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

- Người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương.                                                                                Ký hiệu:   D3-TS3

- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX).                                                  Ký hiệu:   D3-TB3

- Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.                                              Ký hiệu:    D3-CLS

*  Học sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên thì chỉ hưởng theo tiêu chuẩn cao nhất.

II. ĐIỂM KHUYẾN KHÍCH

1. Đạt giải cá nhân kỳ thi học sinh giỏi bộ môn văn hoá lớp 12:

- Giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh:                           2,0       điểm.

- Giải khuyến khích cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh:                            1,5       điểm.

- Giải ba cấp tỉnh:                                                                                     1,0       điểm.

2. Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT:

- Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng:2,0 điểm.

- Giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc:           1,5 điểm.

- Giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng:                                                            1,0  điểm.

* Giải đồng đội chỉ tính cho giải quốc gia, mức điểm cộng thêm giống như giải cá nhân.

* Học sinh đạt nhiều giải khác nhau thì chỉ được hưởng mức cộng điểm của giải cao nhất.

3. Được cấp Giấy chứng nhận nghề:

- Loại giỏi:                                                                                                2,0       điểm.

- Loại khá:                                                                                                1,5       điểm.

- Loại trung bình:                                                                                     1,0       điểm.   

4. Nếu học viên GDTX có chứng chỉ Ngoại ngữ A hoặc Tin học A trở lên (kể cả kỹ thuật viên): được cộng thêm 1,0 điểm cho mỗi loại chứng chỉ.

* Điểm khuyến khích tối đa của các mục 1,2,3,4 trên không quá 4,0 điểm.

* Điểm khuyến khích quy định của các mục 1,2,3,4  trên được bảo lưu trong toàn cấp học./.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Phụ lục X

PHIẾU GHI ĐIỂM

(Kèm theo Công văn số 417/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/02/2017

của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 


KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017

PHIẾU GHI ĐIỂM (Dành cho CBChT 2)

HỘI ĐỒNG THI …………….

Môn:…………. - …………

                                                                                                           

Túi số:…….                 Số phách: Từ…..…….... đến…………….

TT

Số phách

Điểm chấm của

CBChT 2

Điểm chấm của

CBChT 1*

Ghi chú

1.     

2.     

3.     

 

CBChT 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Ngày      tháng      năm 2017THƯ KÝ

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

*Ghi chú:Sau khi CBChT 2 đã chấm và ghi điểm vào Phiếu này, Thư ký mới ghi điểm chấm của CBChT 1 để so sánh.